Theo Công ty tham khảo Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012 của Bộ Tài chính thì phần nilon các Công ty sản xuất thức ăn gia súc mua trực tiếp của các đơn vị sản xuất về đóng gói sản phẩm sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
Cục Thuế Thành phố Hà Nội trả lời thắc mắc của Công ty cổ phần Tân Hưng như sau:
Trường hợp Công ty cổ phần Tân Hưng sản xuất bao nilon HDPE bán trực tiếp cho các đơn vị sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản để đóng gói sản phẩm đáp ứng điều kiện theo hướng dẫn tại điểm b1, khoản b, Điều 1 Thông tư số 159/2012/TT- BTC thì kể từ ngày 15/11/2012 sẽ không thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.
Trường hợp sản phẩm sản xuất dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho hoặc bán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thì đơn vị phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định.
Trường hợp người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm (đã có cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm) mà đã sử dụng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho hoặc bán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thì người mua bao bì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân
Các tin, bài liên quan:
>> Xử lý vướng mắc về thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông
>> Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
>> Thuế Bảo vệ môi trường đối với túi ni lông: Sẽ có tiêu chí rõ ràng
>> Giải đáp về thuế bảo vệ môi trường đối với túi nylon
>> Doanh nghiệp còn gặp khó khi áp dụng thuế môi trường với túi ni lông
>> Túi nilông sẽ chịu thuế bảo vệ môi trường 45.000đồng/kg