![]() |
Nhà máy xử lý khí Cà Mau |
Với sản lượng này, KCM đã mang lại tổng doanh thu 42.000 tỷ đồng, trong đó đóng góp hơn 9.600 tỷ đồng cho ngân sách của tỉnh Cà Mau tính từ thời điểm vận chuyển dòng khí đầu tiên về bờ ngày 29/4/2007.
Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi đến cùng với thời điểm KCM đang ra sức thi đua thực hiện các hoạt động chào mừng kỷ niệm 13 năm thành lập (3/7/2006-3/7/2019).
Ngày 29/4/2007 đánh dấu sự kiện hoàn thành lắp đặt đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau dài 325 km, đón dòng khí đầu tiên vào bờ cấp khí cho nhà máy điện Cà Mau 1.
Đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau đã đặt cơ sở nền tảng cho chuỗi giá trị khí, góp phần đáng kể vào sự phát triển tỉnh Cà Mau nói riêng và cả khu vực ĐBSCL nói chung, đồng thời là mảnh ghép đầu tiên cho bức tranh tổng thể Khu công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau phát triển như hiện nay.
Trong những năm tiếp theo, Khu công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau đã từng bước trưởng thành và ngày càng hoàn thiện với những mảnh ghép tiếp theo là Nhà máy điện Cà Mau 2 và Nhà máy Đạm Cà Mau lần lượt nhận khí vào các ngày 28/5/2008 và 15/9/2011. Mảnh ghép cuối cùng và cũng là dấu son trong sự thành công của Công ty KCM là việc tiếp nhận và vận hành chính thức Nhà máy xử lý Khí Cà Mau (GPP Cà Mau) vào ngày 6/12/2017.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, Nhà máy đã cung cấp cho thị trường 80.000 tấn LPG và 6.000 tấn Condensate. Nhà máy GPP Cà Mau mới đi vào vận hành gần 2 năm nhưng đã chứng minh sự đúng đắn của các cấp lãnh đạo trong quyết định đầu tư, không chỉ ở phương diện đóng góp về kinh tế cho ngân sách địa phương (riêng Nhà máy GPP vào vận hành đóng góp 220 tỷ đồng cho ngân sách trong năm 2018), mà còn góp phần tạo việc làm trong các ngành mới, nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trên địa bàn Cà Mau.
Minh Thi