|
Ảnh minh họa. |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh trong buổi họp với các đầumối kinh doanh xăng dầu ngày 16/2 về tăng cường công tác kiểm tra chất lượng xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối trong hệ thống phânphối.
Theo Thứ trưởng, các doanh nghiệp xăng dầu cần chủ động rà soát các khâu trong hệ thống kinh doanh, chủ động phối hợp với các Chi cục quản lý thị trường, Sở Công Thương để kịp thời xử lý các vi phạm và đưa ra các biện pháp xử lý.
Khâu đại lý có vấn đề
Thời gian gần đây dư luận quan tâm nhiều đến chất lượng xăng dầu của các đơn vị, đại lý kinh doanh xăng dầu, đặc biệt thời gian gần đây nhiều ý kiến hoài nghi chất lượng xăng dầu dẫn tới hiện tượng cháy nổ các loại phương tiện giao thông.
Khẳng định chất lượng xăng dầu ở hầu hết các đầu mối, các đại lý trực tiếp trong hệ thống đều tốt, tuy nhiên, theo Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex Nguyễn Quang Kiên, cũng có vấn đề về chất lượng tại một số đại lý mà chủ yếu ở các đại lý của các doanh nghiệp tư nhân.
Quản lý chất lượng xăng dầu bao gồm 3 khâu là khâu nhập khẩu, tồn chứa, chuyển từ kho đến các đại lý. Với hai khâu đầu hoàn toàn yên tâm vìđã có các quy định khá rõ ràng theo quy định của nhà nước, nhưng từ kho đến đại lý là cóvấn đề.
Hiện cả nước có trên 13.000 đại lý, trong đó đại lý của các đầu mối trên 3.000 chiếm 25-30% số còn lại là của các doanh nghiệp tư nhân. Theo các doanh nghiệp, mấu chốt của vấn đề chính là ởđây.
Mặc dù theo Nghị định 84/2009/ND-CP mỗi đại lý chỉ được ký hợp đồng với một thương nhân cung cấp xăng dầu, nhưng thực tế đa phần các đại lý đều ký hợp đồng cung cấp với nhiều đầu mối.
Lý giải về điều này đại diện của một công ty kinh doanh xăng dầu cho biết, cơ chế kinh doanh xăng dầu hiện nay và với mức đầu tư của các đại lý tại thời điểm này, hầu hết các đại lý không có nhiều lợi nhuận.
Đại diện công ty xăng dầu tư nhân Nam Việt cho biết, vớichi phí bình quân 600 đ/lít, trong khilãi suất ngân hàng bình quân 17%, cộng hao hụt các khoản trên 1%, cộng với biến động ngoại tệ … đã vượt quá chi phí khiến cho doanh nghiệpkhó khăn.
Đó là nguyên nhân khiến cho nhiều đại lý tìm cách co kéo thậm chí gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu để bù đắp lại chi phí họ đã bỏ ra và để tồn tại.
Sẽ kiểm soát chặt chẽ
Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng xăng dầu đến tay người tiêu dùng, đa số ý kiến của các đầu mối kinh doanh xăng dầu cho rằng phải tập trung xử lý ở khâu đại lý,các đại lý nàychủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp tư nhân, tuy nhiên việc tổ chức hệ thống này sao cho chặt chẽ là một bài toán nhiều thách thức với nhà quản lý.
Theo các doanh nghiệp cần tạo cơ chếđể các đại lý có thể bù đắp được chi phí, đại diện Công ty Petec cho rằng, cần nâng phí cho các đại lý xăng dầu cao hơn hiện nay nhằm đảm bảo lợi nhuận cho các đại lý, tổng đại lý, vị đại diện này cũng cho rằng hiện mức thù lao cho các đại lý quá thấp, theo tính toán chi phí tối thiểu cũng phải 8.500-9.000 đồng /lít .
Đại diện Công ty Petec đề nghị quy định thêm quyền hạn cũng như trách nhiệm cho các công ty đầu mối nhập khẩu xăng dầukhi phát hiện các đại lý hoặc tổng đại lý vi phạm, bởi nếu không đại lý vi phạm khi bị chấm dứt hợp đồng với doanh nghiệp này sẽ quay sang ký hợp đồng với doanh nghiệp đầu mối khác .
Cho rằng các cơ quan quản lý cần tiếp cận từ nhiều góc độ trong việc kiểm soát chất lượng xăng dầu, đại diện Công tySài Gon Petro đề nghị các cơ quan chức năng cũng cần lưu ý đến các cửa hàng bán hóa chất phụ gia đang được bán khá dễ dãi trên thị trường.
Ngoài ra các cơ quan thuế cần phối hợp tăng cường kiểm tra việc xuất hóa đơn của các đại lý, bởi có thực tế đại lý ký kết với một đầu mối cung cấp xăng dầu nhưng lại lấy rất nhiều nguồn xăng dầu trôi nổi bên ngoài.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, tới đây Bộ sẽ tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan chức năngrà soát lại các chính sách, đặc biệt Nghị định 84/2009/NĐ-CP và Thông tư 36/2009/ TT – BCT về quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các đầu mối kinh doanh và đại lý kinh doanh xăng dầu.
Ngoài ra, Bộ cũng giao Vụ Thị trường trong nước phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát các đầu mối nhập khẩu hóa chất phụ gia có thể hòa với xăng gây ảnh hưởng chất lượng xăng dầu.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng khẳng định, chất lượng xăng dầu từ khâu nhập khẩu đến tay người tiêu dùng là trách nhiệm của các đầu mối nhập khẩu xăng dầu, do đó doanh nghiệp nào vi phạm, ngoài biện pháp xử lý hành chính doanh nghiệp đó sẽ được thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng.