Ảnh minh họa
|
Tổng cục yêu cầu kiểm tra, xóa các dấu vết chỉ dẫn (nếu có) trên ô tô sát hạch, sân sát hạch trước khi sát hạch lái xe trong hình; tổ chức sát hạch lái xe ô tô trên đoạn đường giao thông công cộng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, có đủ tình huống, đảm bảo đủ số km tối thiểu cho mỗi thí sinh và ra đủ các tình huống để yêu cầu thí sinh thực hiện.
Đồng thời, yêu cầu các trung tâm sát hạch lái xe thực hiện chế độ lưu trữ dữ liệu các kỳ sát hạch trên máy tính, dữ liệu về hình ảnh, âm thanh trong quá trình sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trên đường theo quy định để phục vụ công tác hậu kiểm.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải cần tăng cường kiểm tra, giám sát đột xuất các kỳ sát hạch lái xe tại địa phương để kịp thời phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo quy định.
Hiện nay, cả nước có 296 cơ sở đào tạo lái xe ô tô và 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô thuộc các Bộ, ngành, địa phương quản lý và được phân cấp cho địa phương quản lý trực tiếp. Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải, cả nước có 84 trung tâm sát hạch lái xe. Thời gian qua, công tác quản lý, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới được thực hiện theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, từng bước nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, việc đào tạo, sát hạch lái xe vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập như: Việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo ở một số cơ sở đào tạo không nghiêm, một bộ phận người học lái xe hạng B1 (không chuyên nghiệp) chưa tự giác; việc thi kiểm tra cấp chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo có nơi làm hình thức… |
Thanh Hồng