Về vấn đề này, Bộ Công Thương trả lời như sau:
Trường hợp nhập khẩu trực tiếp và phân phối sữa
Trong trường hợp Công ty là đơn vị nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài về và phân phối tại thị trường Việt Nam, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh thực phẩm, Công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thực hiện tự công bố sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
- Đáp ứng các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương tại Điều 24 Mục 1, Mục 3 Nghị định 77/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 08/2017/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Để tiện tra cứu, ông Nguyễn Phùng có thể tham khảo tại Điều 24 Mục 1, Mục 3 Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BCT ngày 9/2/2018 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Đáp ứng các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 10; khoản 4, khoản 5 Điều 11; Điều 12; Điều 13 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Thực hiện đăng ký giá, kê khai giá sữa theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BCT ngày 26/6/2017 của Bộ Công Thương về đăng ký giá, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Trường hợp phân phối lại các sản phẩm sữa bột
Trong trường hợp Công ty là đơn vị phân phối lại các sản phẩm sữa bột, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh thực phẩm, Công ty phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều 24 Mục 1, Mục 3 Nghị định 77/2016/NĐ-CP; khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 08/2017/NĐ-CP. Để tiện tra cứu, ông Phùng có thể tham khảo tại Điều 24 Mục 1, Mục 3 Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BCT.
- Đáp ứng các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 10; khoản 4, khoản 5 Điều 11; Điều 12; Điều 13 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua website, ứng dụng thương mại điện tử
Về nguyên tắc, doanh nghiệp khi kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần tuân thủ các quy định pháp luật về quảng cáo, thuế, khuyến mãi và các quy định pháp luật chuyên ngành như Thông tư 08/2013/TT-BYT hướng dẫn về quảng cáo về thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế…
Nếu doanh nghiệp thiết lập website/ứng dụng thương mại điện tử để bán hàng hóa của mình thì cần tuân thủ theo các quy định của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động.
Nếu doanh nghiệp bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử thì cần tuân thủ các quy định tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
Chinhphu.vn