Về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Trưởng ban Ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Ngày 20/10/2000 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 26/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH đối với lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập thuộc ngành giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao, theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá.
Theo đó quy định người lao động làm việc tại các cơ sở ngoài công lập này được áp dụng các chế độ BHXH quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đối với trường hợp người lao động đã có thời gian làm việc và đóng BHXH theo thang lương, bảng lương của Nhà nước, sau đó chuyển ra các cơ sở ngoài công lập nêu trên vẫn đóng BHXH theo thang lương, bảng lương của Nhà nước thì mức tiền lương làm căn cứ tính hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH được tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của 5 năm cuối.
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2007 chính sách BHXH thực hiện theo quy định của Luật BHXH số 71/2006/QH11, tại Khoản 1, Điều 57 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định, Nghị định này thay thế Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ. Đồng thời, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP cũng như các văn bản hướng dẫn về BHXH cho đến nay cũng chưa có quy định về tính hưởng BHXH riêng đối với lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập thuộc ngành giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao.
Vì vậy, việc giải quyết chế độ hưu trí hiện nay đối với lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập thuộc ngành Giáo dục phải thực hiện theo các quy định hiện hành (không còn được áp dụng theo Thông tư liên tịch số 26/2000/TTLT- BLĐTBXH-BTC).
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân