Ảnh minh họa (Nguồn: AP) |
Dẫu thỏa thuận này còn cần phải được lưỡng viện thông qua, song theo các nhà lập pháp, động thái này "đã là một chiến thắng lớn".
Trong 2 tháng qua, Hạ viện Mỹ đã 2 lần bỏ phiếu về chính sách này, tuy nhiên vẫn chưa nhận được sự chấp thuận từ Thượng viện. Chính phủ của Tổng thống Obama cũng phản đối việc dỡ bỏ lệnh cấm.
Thư ký Nhà trắng Josh Ernest cho rằng, vấn đề này phải được quyết định ở Bộ Thương mại chứ không phải là ở Quốc hội.
Theo tờ The Wall Street Journal, Nhà Trắng có thể chấp thuận thay đổi lệnh cấm nếu nó liên quan tới pháp luật về ngân sách, thuế… tuy nhiên, xung quanh vấn đề này đến nay vẫn còn nổ ra tranh cãi tại lưỡng viện.
Quốc hội Mỹ thông qua lệnh cấm xuất khẩu dầu vào năm 1975 sau khi lệnh cấm vận dầu mỏ của các nước Arab gây ra tình trạng quá tải ở các trạm xăng và lo ngại về tình trạng khan hiếm dầu mỏ trên toàn cầu.
Tuy nhiên, từ năm 2010, sự bùng nổ công nghệ khai thác đá phiến đã khiến sản lượng dầu thô của Mỹ tăng vọt, mọi kho chứa đều phải hoạt động hết công suất. Các nhà lập pháp của Ủy ban Năng lượng và Thương mại thuộc Hạ viện Mỹ tin rằng đã đến lúc Mỹ đem một phần sản lượng dầu mỏ dư thừa của mình để xuất khẩu nhằm mang lại nhiều lợi ích cho người dân và quốc gia. Dỡ bỏ lệnh cấm kéo dài 4 thập kỷ qua sẽ thúc đẩy sản xuất năng lượng trong nước, tạo công ăn việc làm và cải thiện an ninh năng lượng.
Thu An