![]() |
Ảnh minh họa |
Từ ngày 15/2, nhà máy này đã bắt đầu xuất khẩu điện sang Thái Lan. Hầu hết sản lượng điện của Nậm Thơn II đều được xuất sang Thái và Lào hy vọng sẽ thu được hai tỷ USD trong vòng 25 năm tới.
Nhà máy thủy điện Nậm Thơn II được xây dựng từ cuối năm 2005 với vốn đầu tư 1,45 tỷ USD.
Được biết tổ hợp NTPC, đơn vị xây dựng nhà máy này, có 35% vốn góp của Công ty Điện lực Pháp, 25% của Thái Lan, 25% của chính phủ Lào, còn lại là một công ty hỗn hợp Ý-Thái Lan.
Tốc độ phục hồi kinh tế thế giới sẽ chậm hơn hơn dự đoán
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Tuy nhiên, Báo cáo Diễn đàn triển vọng kinh tế toàn cầu (GEP) cho rằng đây là cơ hội tốt cho các nước đang phát triển tạo những bước phát triển kinh tế nhảy vọt hơn các đối tác phát triển khác nếu họ tăng cường củng cố thị trường tài chính của mình.
Mexico bắt đầu ¨thắt lưng buộc bụng¨
Ngày 17/3, chính phủ Mexico đã quyết định thực hiện chương trình ¨thắt lưng buộc bụng¨ trong vòng 3 năm cầm quyền còn lại của Tổng thống Felipe Calderon với hy vọng có thể tiết kiệm được ít nhất 3,2 tỷ USD.
Trong một thông báo vừa công bố, Bộ Tài chính Mexico cho biết chương trình trên gồm một loạt biện pháp cắt giảm mạnh chi tiêu cho cán bộ quản lý từ cấp thứ trưởng trở xuống, không tăng lương hay phụ cấp trong năm 2010, giảm chi phí điện, nước, tiền điện thoại, in ấn, sao chép văn bản tài liệu, không mua sắm hay thuê trụ sở mới, không mua thêm xe hơi.
Tuy nhiên, các Bộ Quốc phòng và Hải quân, và một số lĩnh vực liên quan đến giáo dục, y tế và an ninh quốc gia không chịu tác động của chương trình này.
Theo tính toán, số tiền có thể tiết kiệm kể trên lớn gấp 4 lần chi phí dành cho ngành lập pháp, tương đương với ngân sách đã được thông qua của Bộ Quốc phòng trong năm 2010 và gấp gần 3 lần ngân sách của Bộ Kinh tế.
OECD sẽ mở rộng thêm thành viên
Bản tin của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Angel Guria, cho biết OECD sẽ mở cửa cho các thành viên mới.
Trong đó 3 nước Estonia, Israel và Slovakia sẽ gia nhập OECD vào giữa năm nay và sau đó chút ít là Nga.
Ông Guria cũng ghi nhận rằng OECD đang "dàn xếp" với một số nước khác nhằm kết nạp họ, trong đó có Brazil, Trung Quốc, Indonesia và Nam Phi.
Cũng theo ông Guria, từ 2010 cho đến 2011, tổng số nợ của các nước OECD sẽ vượt quá GDP của các nước này cộng lại. Đây là một tình hình không thể chịu đựng được và cần phải thay đổi.
Thảm họa làm 15.000 người tử vong trong năm 2009
Theo kết quả một nghiên cứu của công ty bảo hiểm Thuỵ sỹ về các hậu quả thảm khốc do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, năm 2009 đã xảy ra 133 vụ thảm hoạ thiên nhiên, bao gồm các vụ động đất và các cơn bão, 155 thảm hoạ do con người gây ra đã làm chết 15.000 người và gây thiệt hại kinh tế hơn 62 tỷ USD.
Tại khu vực châu Á, 9.400 người bị thiệt mạng do mưa bão gây ra. Những cơn bão khủng khiếp đã đổ bộ vào châu Âu và Bắc Mỹ trong năm 2009 đã gây thiệt hại nặng nề cho các công ty bảo hiểm tại khu vực này.
Năm 2010, thảm hoạ thiên tai bắt đầu với hai trận động đất mạnh tại Haiti và Chile đã gây ra hậu quả nặng nề tại hai quốc gia này.
Theo dự báo của các công ty bảo hiểm Thuỵ Sĩ, đây là tín hiệu xấu cho các công ty bảo hiểm trong năm 2010.
Hạn hán tồi tệ ở phía Nam Trung Quốc
![]() |
Ảnh: THX |
Riêng tỉnh Vân Nam, hạn hán có thể kéo dài tới giữa tháng 5, và cùng với Quý Châu là hai tỉnh đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng hàng chục năm lại đây.
Tại tỉnh Vân Nam, thời tiết bắt đầu khô hạn từ tháng 9 năm ngoái khiến gần 8 triệu người trong tỉnh thiếu nước sinh hoạt hàng ngày mặc dù Vân Nam từng được coi có nguồn nước ngọt lớn thứ 3 ở Trung Quốc.
Tại tỉnh Quý Châu, khoảng 17 triệu người thiếu nước sinh hoạt do hạn hán. Khoảng 86/88 thành phố và huyện ở trong tỉnh đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 8 thập kỷ qua.
Trong khi đó, thời tiết nắng nóng và ít mưa ở khu tự trị Quảng Tây đã gây ra 331 vụ cháy rừng từ đầu năm tới nay, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
L.Đức