Lớp cùi của gạo lứt có 20 chất kháng ôxy hóa |
Gạo lứt sản phẩm vô cùng quý giá mà tạo hoá đã ban tặng cho con người. Trước hết chúng ta cần nhấn mạnh rằng phần cùi của gạo lứt đã đóng một vai trò chủ yếu trong các ưu việt của gạo lứt.
Lớp cùi của gạo lứt có trên 120 chất kháng ôxy hóa, chúng có thể bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị xâm hại bởi các gốc tự do.
Như chúng ta đã biết, các gốc tự do đều là những sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình trao đổi chất trong cơ thể của người. Các gốc tự do rất nguy hiểm đối với sức khỏe của người, xâm hại và phá hủy nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào não và ADN (acid desoxyribonucleic) - cơ sở vật chất của di truyền. Sự xâm hại và phá huỷ tế bào do các gốc tự do sẽ được tích luỹ và tăng lên theo tuổi tác; cũng là nguyên nhân của hầu hết các rối loạn về sức khỏe và phát sinh bệnh tật như bệnh mụn trứng cá, bệnh alzheimer, bệnh viêm khớp, ung thư, bệnh tim mạch, vô sinh, bệnh Parkinson, già trước tuổi, các viêm nhiễm mãn tính, đột qụy v.v…
Các chất kháng ôxy hóa được coi như là những người lính bảo vệ tế bào của cơ thể. Chúng “lấy đi viên đạn” khi tế bào cơ thể bị gốc tự do tấn công, do đó tế bào tránh được sự hư hại. Các chất kháng ôxy hóa mạnh ở trong lớp cùi của gạo lứt như CoQ10, acid alpha-lipoic, các proanthocyanidin oligomic, SOD, các tocopherol và tocotrienol, IP6, glutathione, carotenoid, selen, các phytosterol, gamma-oryzanol, lutein và lycopene đều đã giúp cho cơ thể phòng chống và giảm rủi ro đối với các bệnh nói trên.
Gạo lứt điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường:
Ở Việt Nam cũng có khoảng 6 triệu người bị bệnh đái tháo đường.
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng gạo lứt có khả năng kiểm soát, quản lý và làm giảm hàm lượng glucose trong máu của những người bị bệnh đái đường. Lớp cùi của gạo lứt có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu, hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa và cải thiện sự tổng hợp insulin ở các người bị bệnh đái đường type I và type II. Các vitamin nhóm B, gamma-oryzanol, protein, các phức hợp carbohydrate, crôm, polysaccharide, hemicellulose, chất béo, chất xơ, các tocopherol, các tocotrienol và các chất kháng oxy hóa ở trong gạo lứt đều đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, do đó có thể kiểm soát, quản lý và điều hòa hàm lượng glucose trong máu ở người bị bệnh đái đường.
Gạo lứt có tác dụng làm giảm cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch.
Hàng trăm triệu người trên thế giới, trong đó có Việt Nam, có hàm lượng cholesterol trong máu cao, dẫn đến việc tăng cao các rủi ro (xơ cứng động mạch, đột qụy, cơn đau tim đột ngột, chứng xơ vữa động mạch).
Một số chất dinh dưỡng có trong gạo lứt như chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3 và inositol hexaphosphate (IP6) đều có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride. Các vai trò này và những cơ chế đồng hợp khác đã được thể hiện rõ ở chỗ: làm giảm LDL-cholesterol (xấu) và làm tăng HDL-cholesterol (tốt); giảm việc hấp thụ chất béo và cholesterol; làm tăng việc bài tiết chất béo, cholesterol và acid mật; làm giảm áp suất máu và triglyceride, ngăn ngừa việc ngưng kết tiểu huyết cầu. Coenzyme Q10 cũng có những hiệu ứng tích cực đối với áp suất máu và cholesterol đồng thời cải thiện năng lượng của cơ tim. Nó cũng giúp cho việc ổn định nhịp đập tim. Tất cả những chức năng này ở trong gạo lứt hoạt động đồng thời đã làm giảm các nguy cơ đột qụy hoặc các tai biến tim mạch.
Gạo lứt có tác dụng làm tăng hệ miễn dịch của cơ thể nhằm phòng chống các bệnh thoái hóa và chặn đứng hiện tượng lão suy sớm.
Như mọi người đều biết, hệ thống miễn dịch trong cơ thể của người là một mạng lưới phức hợp có nhiệm vụ điều hòa và phối hợp tất cả các hoạt động nhằm bảo vệ cơ thể khỏi bị các vi sinh vật gây hại tấn công (vi khuẩn, virut, nấm, các loại ký sinh) và chấm dứt việc hình thành và phát triển các tế bào bất bình thường. Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể người chống lại tất cả các loại bệnh tật và ốm đau. Tuy nhiên hệ thống này có thể suy yếu đi do thiếu hụt dinh dưỡng, do ốm đau kéo dài và do viêm nhiễm hoặc do các chất gây ung thư, do các kim loại nguy hiểm hoặc do các toxin, các chất độc hại cũng như do stress mà cơ thể chúng ta gặp hàng ngày. Khi hệ thống miễn dịch yếu kém, bệnh cúm bình thường cũng có thể làm cho cơ thể bị đe dọa. Tăng cường việc dinh dưỡng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch là một hoạt động cần thiết, đặc biệt là những người ở tuổi trên 50 bởi vì việc bảo vệ tự nhiên của cơ thể bị giảm sút theo tuổi tác.
Các sterol và sterolin (luôn có trong thực vật) đều là những tác nhân phù trợ quan trọng giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chặn đứng các bệnh ưng thư, giết chết các vi khuẩn, phá huỷ vi rút và làm chậm quá trình lão hóa. Chúng cũng giúp cho các bệnh nhân nhiễm HIV không phát triển thành AID. Các hiệu quả kháng vi rút và kháng vi khuẩn cũng đã được chứng minh do nồng độ sterolin và phytosterol cao ở trong gạo lứt.
Gạo lứt có tác dụng làm giảm nguy cơ của một số bệnh ung thư.
Vì nguyên nhân của các bệnh ung thư rất phức tạp cho nên người ta đã khuyến cáo mọi người, ngoài việc tránh các loại toxin (độc tố), cần phải ăn các loại thực phẩm lành, an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó gạo lứt là một thực phẩm quan trọng nhất giúp phòng chống một số bệnh ung thư.
Polyphenol và tocotrienol đều có tác dụng kìm hãm các enzyme vi thể pha 1 và tiểu phần lipo-protein của gạo lứt có tác dụng kìm hãm việc sinh sản nhanh các tế bào bất bình thường. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan hết sức mật thiết giữa việc cung cấp chất xơ cao trong chế độ ăn uống và việc giảm nguy cơ các bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú. Chất xơ cản trở việc phát triển các khối u bằng cách kết hợp với estrogen ở trong đường ruột và ngăn ngừa nó không bị tái hấp thụ ở trong dòng máu. IP6 trong gạo lứt có hoạt tính chống ung thư rõ ràng và ngăn ngừa việc phát triển tế bào khối u trong ung thư đường ruột và ung thư gan.
Gạo lứt có tác dụng cải thiện bộ máy tiêu hóa, giúp việc đồng hóa thức ăn tốt và tránh được các hiện tượng tiêu chảy, táo bón v.v…
Các chuyên gia cho rằng những người trưởng thành chỉ cần một nửa lượng chất xơ (mà cơ thể họ cần) cũng đã có thể phòng chống bệnh đái đường type 2 và bệnh tim mạch… Họ khuyến cáo: tối thiểu lượng chất xơ trong khẩu phần phải đảm bảo 14gam cho 1000 calo tiêu thụ. Đàn ông cần khoảng 30-38gam/ngày, còn đàn bà cần khoảng 25-30g/ngày từ các loại thực phẩm toàn phần.
Hầu hết trẻ em ngày nay chỉ thu nhận được 20% lượng chất xơ mà chúng cần hàng ngày. Điều đó đã giải thích được vì sao đã xảy ra nạn dịch trẻ em phát triển bệnh đái đường type 2 trước lúc chúng bước sang tuổi teens.
Có 2 loại chất xơ quan trọng. Chất xơ hoà tan tạo thành thể gel trong ống tiếu hóa và làm chậm việc tiêu hóa carbohydrate nhằm làm cho đường glucose bị giải phóng chậm và được hấp thụ chậm hơn vào giòng máu. Đây là loại chất xơ chịu trách nhiệm đối với việc giảm thấp cholesterol và điều hòa glucose trong máu.
Chất xơ không hòa tan đi qua ruột một cách nguyên vẹn. Nó thu hút và hấp thụ nước và xúc tiến việc đào thải phân ra ngoài. Nó cũng giúp cho việc loại trừ các chất thải độc hại và duy trì độ pH tối thích vốn rất cần thiết đối với việc tối đa hóa chức năng tiêu hóa và giúp phòng chống bệnh ung thư ruột kết.
Gạo lứt chứa cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp duy trì sức khoẻ và giúp việc đào thải phân một cách đều đặn; làm khuây khỏa và trợ giúp sức khoẻ đối với những người bị hội chứng ruột dễ kích thích và bệnh đường ruột dễ kích thích, đồng thời cải thiện một cách tự nhiên hệ vi sinh vật trong đường ruột.
Gạo lứt có tác dụng làm giảm cân ở những người bị bệnh béo phì.
Gạo lứt cung cấp một phổ rất rộng về các chất dinh dưỡng vốn có thể giúp cơ thể không bị kích động bởi cảm giác đói. Chúng cũng giúp cơ thể quản lý được trọng lượng cơ thể thông qua các cơ chế điều hòa lượng đường trong máu, giải độc ruột kết và việc chuyển hóa chất béo. Gạo lứt cũng rất giàu magiê thiên nhiên có khả năng phòng chống hội chứng rối loạn trao đổi chất đồng thời cải thiện quá trình trao đổi chất.
Gạo lứt có tác dụng giải độc cho cơ thể trong trường hợp cơ thể bị các chất độc hại xâm nhập thông qua thực phẩm, không khí, thông qua da v.v…
Trái đất là một hệ sinh thái kín, các hiệu ứng xấu có thể lan tỏa ra hàng nghìn dặm kể từ nguồn phát sinh; và các chất độc hại có thể thâm nhập vào cơ thể chúng ta thông qua thực phẩm, không khí và thông qua da. Do đó, gạo lứt có thể hỗ trợ việc giải độc theo hai đường hướng. Trước hết lượng chất xơ cao trong gạo lứt đã giúp thải bỏ các toxin một cách nhanh chóng và an toàn, “rửa sạch” thành ruột nhằm giải thoát các chất thải thối rữa vốn có thể bao vây việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và đầu độc hệ thống tiêu hóa. Đường hướng thứ hai: các chất kháng oxy hóa tiềm năng và các chất dinh dưỡng trong gạo lứt sẽ trợ giúp trong cuộc chiến chống lại các gốc tự do sản sinh các toxin.
Người ta đã biết các hợp chất trong gạo lứt có tác dụng giải độc: Acid alpha Lipioc là một tác nhân rất tốt nhằm tinh lọc gan khỏi bị ngộ độc bởi các chất hóa học. Các bác sỹ người Đức đã sử dụng acid alpha lipoic ngay từ những năm 1960 để điều trị bệnh xơ gan. Sau đó việc điều trị đã được mở rộng thêm đối với việc ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc do nấm độc và các bệnh liên quan đến oxygen.
Gạo lứt có tác dụng cải thiện chức năng của gan.
Ngoài vai trò là chất giải độc của cơ thể vốn làm nhẹ gánh nặng đối với gan, gạo lứt còn có nhiều chất dinh dưỡng có thể phù trợ đặc biệt cho chức năng của gan. Inositol, Phospholipid và vitamin nhóm B đều là những chất giải độc cho gan, kiểm tra bệnh xơ gan và cải thiện sự tái tạo tế bào gan. Tocotrienol, gamma oryzanol và những chất kháng oxy hóa khác cũng có vai trò bảo vệ trong gan.
Gạo lứt có tác dụng tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Do sự có mặt trong lớp cùi của gạo lứt các chất dinh dưỡng thực vật giúp tạo năng lượng như Coenzyme Q10, acid alpha lipoic và các vitamin nhóm B, trong đó có cả acid pangamic, cho nên gạo lứt có tác dụng tăng cao năng lượng cho cơ thể . Acid alpha lipoic cũng là một tác nhân rất quan trọng đối với việc sản xuất năng lượng trong tế bào. Nó được các vận động viên điền kinh sử dụng hàng ngày nhằm tăng cường năng lượng và cải thiện việc dự trử glycogen trong cơ bắp. Acid pangamic (B15) có tác dụng làm tăng oxygen trong tế bào. Nó đã trở thành một danh hiệu nổi tiếng khi các vận động viên của Liên bang Nga sử dụng nó như “một loại vũ khí bí mật” (hợp pháp) nhằm tăng cường sức chịu đựng, tăng cao nghị lực, sức bền và tốc độ. Ngày nay vitamin B15 đã trở thành một chất yêu thích nhất của tất cả các vận động viên điền kinh.
Gạo lứt có tác dụng làm giảm sỏi thận; đồng thời xây dựng bộ xương của cơ thể chắc khỏe và làm giảm nguy cơ bệnh loãng xương
Sỏi thận là một trong những rối loạn tổng quát nhất của đường tiết niệu. Sỏi thận chủ yếu được hình thành từ canxi, nhưng vấn đề không phải nguyên nhân của sỏi thận là do canxi trong khẩu phần dinh dưỡng. Thực tế hai công trình nghiên cứu được tiến hành ở Trường Đại học Harvard đã chứng tỏ rằng khẩu phần thức ăn có hàm lượng canxi cao thực sự đã làm giảm các nguy cơ phát triển sỏi thận. Lớp cùi của gạo lứt là một nguồn canxi cùng với magiê và kali có lợi cho sức khoẻ . Vitamin K và IP6 trong gạo lứt có một vai trò hết sức quan trọng: Vitamin K giúp chuyển vận canxi ra khỏi dòng máu và đưa canxi vào xương; IP6 có tác dụng ức chế và ngăn cản việc kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu; và cơ chế này cũng song song mang tới hiệu quả rõ rệt là xương của cơ thể chắc khoẻ và tránh được bệnh loãng xương.
Gạo lứt có tác dụng cải thiện thị giác.
Gạo lứt có chứa lutein và zeaxanthin có khả năng cải thiện thị lực và giảm các rủi ro của sự thoái hóa hoàng điểm và bệnh đục thủy tinh thể. Các acid béo không thể thay thế omega 3, omega 6, omega 9 và acid folic có trong lớp cùi của gạo lứt cũng đều có tác dụng cải thiện thị lực của mắt.
Gạo lứt có tác dụng giảm hiện tượng đau đầu và cải thiện chức năng trí tuệ và tinh thần.
Gạo lứt là một sự kết hợp hoàn hảo của các tác nhân giải độc và những tác nhân phù trợ não. CoQ10 có tác dụng làm giảm chứng đau nửa đầu đến 50%, làm giảm sự mệt nhọc và làm dịu sự mệt mỏi về tinh thần. Acid alpha lipoic có tác dụng tăng cường trí nhớ và giúp phòng chống quá trình lão hóa của bộ não. Các vitamin nhóm B có tác dụng làm giảm sự mệt mỏi về tinh thần, làm dịu hệ thống thần kinh và làm dịu stress. Kali có tác dụng phù trợ chức năng trí tuệ, tinh thần bằng cách chuyển oxygen đến não. Phosphatidylserine có tác dụng cải thiện trí nhớ, sức tập trung và sự chú ý. Ngoài ra, cơ chế giải độc giúp cải thiện mọi khía cạnh của sức khỏe; khi cơ thể loại trừ được các toxin thì tất cả các chức năng đều hoạt động tốt hơn, kể cả chức năng trí tuệ.
Gạo lứt có tác dụng làm giảm triệu chứng của thời kỳ mãn kinh; có tác dụng tăng cường vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ.Phần cùi của gạo lứt chứa một phổ đầy đủ các chất dinh dưỡng có chức năng tăng cường vẻ đẹp bao gồm CoQ10, các vitamin nhóm E, các vitamin nhóm B, trong đó có biotin, tất cả các chất này đều có tác dụng kiến tạo nên vẻ đẹp từ bên trong. Phần cùi của gạo lứt cũng có acid gamma amino butyric và squalene vốn là những chất thiết yếu không thể thay thế trong việc làm sáng da làm cho da mịn màng và làm cho tóc mọc khỏe.
Một tập hợp các chất kháng oxy hóa cao và rất giàu các chất dinh dưỡng của lớp cùi gạo lứt đã làm cho gạo lứt trở thành một thực phẩm rất tốt trong việc giải độc hàng ngày. Khi mà các toxin đã bị loại trừ, da sẽ trở nên sáng bóng, hồng hào và hấp dẫn hơn.
Theo Thegioigao.com