![]() |
F-111 được thiết kế với hình dạng cánh có thể thay đổi “cánh cụp cánh xòe”, chính điểm đặc biệt này cho phép phi công có thể bay tầm thấp với vận tốc cao (siêu âm) đạt tốc độ gấp hai lần vận tốc âm thanh 2M ở tầm bay cao.
Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay cất hạ cánh đường băng ngắn.
F-111 trang bị hai động cơ Pratt & Whitney TF30-P-100 cho phép nó đạt tốc độ vượt âm Mach 2.5 (2.665km/h), tầm bay trên 5000km.
Hệ thống điện tử của F-111 bao gồm hệ thống dẫn đường, thông tin liên lạc, hệ thống áp chế hỏa lực phòng không và radar điều khiển ném bom giúp tấn công chính xác mục tiêu trong điều kiện ban đêm hoặc thời tiết xấu.
Một điểm mới của F-111 so với các loại máy bay khác, nó được trang bị radar theo dõi địa hình cho phép máy bay bay trong khu vực thung lũng, đồi núi, bất kể ngày hay đêm hay trong điều kiện thời tiết xấu ở tốc độ cao.
Vũ khí của F-111 gồm pháo M-61 “Thần lửa” và 14.000 kg bom mang trên bốn giá treo bên ngoài cánh và hai giá treo nằm trong khoang vũ khí máy bay. F-111 mang được các loại bom thông thường và bom hạt nhân.
Lợi dụng ưu thế bay tốc độ cao ở tầm thấp giúp F-111 tránh được sóng radar, không quân Mĩ sử dụng nó với vai trò áp chế hệ thống tên lửa phòng không và các sân bay. F-111 thường lợi dụng radar “bám địa hình” để bay thấp, đánh lén.Đội bay của F-111 là 2 người (phi công và sĩ quan hệ thống vũ khí).
Trọng lượng không tải 21.537 kg; trọng lượng có tải: 37.577 kg; trọng lượng cất cánh lớn nhất: 44.896 kg; Tầm bay tối đa 5.190 km
Bán kính chiến đấu 2.140 km, trần bay 17.270 m.
Đến tận năm 1972 loại máy bay này mới được đưa vào sử dụng tại Việt Nam. Trong chiến dịch 12 ngày đêm 12-1972, có 5 chiếc F-111 bị quân dân ta bắn hạ, chủ yếu bằng súng máy bộ binh. Hiện F-111 đã ngừng hoạt động ở một số nước.
Trường Văn (theo Airforce, Defence talk)