"Vườn trong phố" - một trong những giải pháp cải thiện đời sống người nghèo ở đô thị |
FAO khẳng định mô hình thành phố xanh thực sự trở thành giải pháp cho các nước đang phát triển để giải quyết các vấn đề đô thị. Kinh tế vườn trong thành phố cũng là một con đường để thoát khỏi đói nghèo của người dân dô thị ở các nước đang phát triển. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội, sự lựa chọn và hy vọng cho người dân đô thị.
Theo tính toán của FAO, 130 triệu người dân đô thị ở châu Phi và 230 triệu người dân đô thị ở Mỹ Latinh tham gia làm nông nghiệp, chủ yếu là kinh tế vườn có thể cung cấp đủ lương thực cho gia đình họ hoặc có thu nhập từ bán sản phẩm nông nghiệp, cải thiện được đời sống của người nghèo ở đô thị.
450 hội làm vườn trong thành phố ở các nước trên thế giới đã được FAO hướng dẫn các kinh nghiệm nông nghiệp tốt. Ví dụ, các vườn rau quả trong thủ đô Kinshasa của CHDC Conggo đã sản xuất tới 85.000 tấn rau quả hàng năm, đáp ứng 65% nhu cầu của thành phố này.
Trang trại điện gió lớn nhất thế giới
Đó là trang trại Thanet, cơ sở năng lượng gió lớn nhất thế giới ở vùng ven biển tỉnh Kent, phía Nam nước Anh được khai trương ngày 23/9 vừa qua.
Thanet nằm cách bờ biển 12 km, có diện tích bằng khoảng 4.000 sân bóng đá, đủ sức cung cấp điện cho 200.000 hộ gia đình 1 năm. Ảnh: khoahoc.com.vn |
Thanet được trang bị 100 turbine cánh quạt (mỗi chiếc cao 115 m) có tổng công suất 300 MW, đủ để cung cấp điện cho 200.000 gia đình trong 1 năm.
Dự án Thanet là một phần của kế hoạch sử dụng năng lượng sạch của nước Anh được bắt đầu thực hiện từ thời Chính phủ của Thủ tướng Gordon Brown.
Nước Anh là địa điểm lý tưởng cho việc sản xuất điện sạch bởi nơi đây có những bờ biển đầy gió lớn nhưng lại là nước đi sau và chỉ đứng thứ 25/27 trong EU về mức sử dụng năng lượng sạch. Năng lượng thay thế của Anh hiện chỉ chiếm 3% trong tổng lượng điện năng của toàn quốc và Chính phủ Anh đang đặt mục tiêu nâng con số này lên 15% vào năm 2020.
Nguyễn Chiến