Anh Lê Mai Tuấn, chủ của chuỗi quán ăn "Lẩu gà lá é Phú Yên - Nẫu É" lại có xuất phát điểm là một nhân viên IT. Ngột ngạt với công việc văn phòng, anh Tuấn quyết định nghỉ việc, mạnh dạn tiếp nhận cơ sở kinh doanh từ một người bạn và bắt đầu phát triển đặc sản quê hương Phú Yên từ đây.
Đặt mục tiêu phát triển thương hiệu thành chuỗi, anh chọn Grab là nền tảng bán online chính để tạo đà phát triển. Với tệp người dùng lớn, ổn định, Grab trở thành “cánh tay nối dài” giúp anh mang đặc sản quê hương tiếp cận rộng rãi khách hàng ở TPHCM - một thị trường màu mỡ nhưng đầy cạnh tranh.
Chỉ sau 3 năm hoạt động, anh Tuấn đã phát triển Nẫu É thành chuỗi 5 quán ăn khắp TPHCM với tình hình kinh doanh cực kỳ khả quan.
“Doanh thu cao nhất của mỗi cửa hàng đạt 17-18 triệu đồng/ngày, chỉ tính trên nền tảng online. Ngày bình thường cũng đạt 5-8 triệu đồng, cuối tuần dao động từ 8-11 triệu đồng/ngày. Chưa kể, nhờ tận dụng lợi thế từ nền tảng mà chuỗi của tôi tiết kiệm được 10-12% chi phí chăm sóc khách hàng và quản lý cửa hàng”, anh Tuấn chia sẻ.
Với anh Tuấn, khởi nghiệp với số vốn ít ỏi đối diện nhiều khó khăn nhưng không phải bất khả thi. Anh Tuấn cho rằng: “May mắn được ‘đứng trên vai người khổng lồ’, với hệ thống vận hành giao nhận bài bản, đội ngũ tài xế thường trực, Grab đã giúp tôi giảm hẳn gánh nặng nhân sự, chi phí quảng cáo... Những khoản tiết kiệm được tôi tái đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng chuỗi của mình”.
Thu nhập từ công việc văn phòng không mấy khả quan, năm 2018, anh Ngọc Nam (32 tuổi, TPHCM) quyết định nghỉ việc, bắt đầu khởi nghiệp với tiệm "Cơm gà Ngọc Nam".
“Thời điểm đó, vốn ít mà lại chưa có kinh nghiệm nên tôi xác định tập trung bán online trước. Nhưng mà lúc đó mới mở, không biết làm marketing nên ít khách biết đến lắm. Sau đó tìm hiểu rồi bắt đầu bán qua Grab, tôi thấy tốc độ giao hàng nhanh, số đơn ổn định, lượng người dùng lớn, quy trình thanh toán nhanh và rõ ràng. Vậy là tôi quyết định gắn bó luôn đến giờ”, anh Ngọc Nam cho hay.
Bán song song cả trên app và tại chỗ, công việc kinh doanh của anh Nam phát triển nhanh chóng. Doanh thu từ Grab đóng góp hơn 50% tổng doanh thu của cửa hàng.
"Lượng đơn đặt về ngày một tăng, nhiều hôm lên đến 100 đơn mỗi ngày, trong đó lợi nhuận mình thu về được 5 triệu đồng/ngày, chỉ tính riêng trên Grab. Thấy cửa hàng phát triển được vậy, vợ chồng mình cũng phấn khởi lắm”, anh Nam nói.
Càng phát triển mạnh ở nền tảng online, anh Nam càng nhận thấy tầm quan trọng của việc tận dụng công nghệ để vận hành, quản lý một hệ thống nhờ dữ liệu cập nhật liên tục, mỗi ngày anh Nam đều cập nhật doanh thu, chi phí một cách nhanh chóng.
Đơn cử như sau dịch, lượng đơn hàng ít đi, đội ngũ Grab đã tư vấn cho anh Nam tham gia các chương trình khuyến mãi để thu hút thêm người dùng. Từ đây, lượng đơn tăng đều trở lại, doanh thu tiến triển tích cực nên anh Nam cũng có kế hoạch mở thêm chi nhánh.
Nhìn lại những ngày đầu khởi nghiệp với nhiều khó khăn, anh Nam nhận định: “Tự mò tự học thì cũng sẽ ra cách thôi, nhưng mất nhiều thời gian, kinh nghiệm cũng phải trả giá mới có. Tôi nhận thấy Grab là công cụ kết nối với nhiều người dùng và đội ngũ hỗ trợ luôn đồng hành tư vấn để cửa hàng phát triển được như ngày hôm nay. Chưa kể, nhờ chương trình hỗ trợ vay vốn từ Grab mà 'Cơm gà Ngọc Nam' đã mở rộng thêm một chi nhánh để đáp ứng nhu cầu của thực khách, đúng như mong muốn của vợ chồng tôi”.
Có thể thấy, với xuất phát điểm là những nhân viên văn phòng, cả anh Tuấn, anh Nam đều không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, vận hành một cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, với sự đồng hành của các ứng dụng công nghệ như Grab, những khó khăn ban đầu được tháo gỡ dễ dàng hơn để các chủ thương hiệu gia đình, quy mô vừa và nhỏ có định hướng phát triển đúng đắn.
PT