Hơn 20 năm lấy cơm tấm - món ăn tinh hoa ẩm thực TPHCM - làm sinh kế, các thành viên trong nhà cô Hoa cũng bất ngờ khi hiệu cơm gia đình có thể chuyển đổi theo hướng hiện đại như thế này. Từ một tiệm ăn gia đình bình dị, "Cơm tấm cô Hoa" giờ đây có ngày bán đến cả nghìn suất, doanh thu lên đến 30 triệu đồng/ngày.
Cơm tấm cô Hoa đã có mặt hơn 20 năm tại TPHCM và là địa chỉ quen thuộc của nhiều thực khách. Hương thơm hấp dẫn của chả hấp, vị sườn nướng tẩm ướp đậm đà và vị cơm chuẩn “mẹ nấu” với mức giá 45.000 đồng cho một phần sườn bì chả là những thứ làm nên tên tuổi của cơm tấm cô Hoa hàng chục năm nay.
Anh Vũ Ngọc Hoan, con trai cô Hoa cho biết: Dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến anh phải suy nghĩ, cân đo làm sao duy trì sinh kế của gia đình. Được người quen giới thiệu và nhận thấy tiềm năng lớn từ ứng dụng GrabFood, anh Hoan quyết định “số hóa” quán ăn.
"Lên app" chưa lâu, anh Hoan nhận thấy tình hình đơn về cũng khả quan. Lúc mới tham gia còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng các bạn chăm sóc đối tác của Grab tận tình hướng dẫn và hỗ trợ rất nhiều nên anh Hoan không mất nhiều thời gian tìm hiểu.
Với tiếng tăm hơn chục năm nay, cộng thêm lượng người dùng đông đảo của Grab, mỗi ngày Cơm tấm cô Hoa nhận đơn hơn trăm suất. Nhờ đó, gia đình anh thu trung bình 8 triệu đồng, có khi lên đến 30 triệu đồng/ngày, chỉ tính riêng bán hàng trên Grab.
“Đăng ký đơn giản, chính sách hỗ trợ đối tác của Grab cũng ổn. Các chương trình ưu đãi đa dạng và có lợi cho khách nên người mua đông, lượng đơn tăng rõ lên 100-200 đơn mỗi ngày”, anh Hoan phấn khởi chia sẻ thêm.
Cũng chọn GrabFood để kinh doanh, quán bún sườn chua Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa, Hà Nội) của anh Phùng Tuấn Ninh cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tiếp tục phát triển thương hiệu "bún sườn chua mẹ nấu" của gia đình.
Anh Ninh tiếp quản quán bún từ năm 2019 sau khi nghỉ công việc văn phòng. Anh chọn GrabFood là một trong những app bán hàng đầu tiên và vẫn tiếp tục gắn bó đến hiện nay. Anh Ninh cho biết: “Lúc mới bán online, tôi kết nối với hầu hết hết các app, nhưng chỉ có Grab hỗ trợ tôi phát triển được như kỳ vọng. Ngoài ra, Grab còn có nhiều gói hỗ trợ tăng hiển thị, giúp tiệm dễ tiếp cận với thực khách".
Doanh thu tăng gấp 5 lần là ghi nhận ấn tượng khiến anh Ninh bất ngờ khi kiểm kê doanh thu của quán trên nền tảng Grab.
“Thời điểm Hà Nội vừa mở cửa sau giãn cách vào năm ngoái, doanh thu quán chỉ 5-7 triệu đồng/ngày. Sau khi ‘lên app’, doanh thu tăng vọt, ngày cao điểm có khi đạt 30-40 triệu đồng, trong đó riêng bán hàng trên Grab đã xấp xỉ 22 triệu đồng”, anh Ninh hào hứng kể.
Hiện tại, bún sườn chua của nhà anh Ninh ngày càng trở nên quen thuộc với thực khách Hà Nội. Nhờ lợi nhuận tăng đều và ổn định, gia đình anh Ninh có kinh phí để tái đầu tư, mua trang thiết bị lại cho cơ sở chính và sẽ mở thêm chi nhánh trong thời gian tới. Với lượng đơn hàng tăng dần mỗi ngày, hoài bão nâng tầm bún sườn chua Phạm Ngọc Thạch thành thương hiệu được thực khách “nhớ mặt, đặt tên” ở Hà thành đang ngày càng đến gần hơn.
Với sự đồng hành của các nền tảng giao nhận thức ăn như GrabFood suốt những năm qua, các quán ăn truyền thống với quy mô vừa và nhỏ như cơm tấm Cô Hoa hay bún sườn chua Phạm Ngọc Thạch vừa được quảng bá rộng rãi, vừa có thêm kênh mới để tiếp cận người dùng. Có thể thấy, những giá trị ẩm thực truyền thống, hay mang phong vị gia đình lại được công nghệ hỗ trợ mang đến gần bàn ăn của hàng triệu thực khách mỗi ngày.
PT