Theo đó, chủ yếu là giảm số lượng các binh sĩ trực chiến toàn thời gian cũng như quân dự bị.
Bộ trưởng Hagel nêu rõ, kết quả nghiên cứu cho thấy việc xử lý các nhiệm vụ ưu tiên có thể chỉ cần từ 420.000 đến 450.000 binh sĩ trực chiến, ít hơn so với con số 490.000 hiện nay.
Số quân dự bị cũng có thể giảm 65.000 quân xuống còn từ 490.000 đến 530.000 quân dự bị.
Theo báo cáo "Đánh giá các lựa chọn và quản lý chiến lược", kế hoạch cắt giảm quân số này có thể giúp Lầu Năm Góc tiết kiệm 150 tỷ USD vào thời điểm ngân sách eo hẹp. Lực lượng Không quân có thể sẽ giảm các phi đội máy bay chiến thuật - nhiều nhất là năm phi đội - đồng thời cắt giảm quy mô phi đội C-130.
Theo nghiên cứu trên, Bộ Quốc phòng Mỹ buộc phải lựa chọn giữa hai giải pháp để phù hợp với chỉ tiêu ngân sách là cắt giảm triệt để quy mô của quân đội hoặc ngừng các chương trình hiện đại hóa.
Trước đó, trung tuần tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Hagel đã thông báo sẽ cắt giảm 20% biên chế của các cơ quan cấp bộ và quân binh chủng với lộ trình kéo dài từ năm 2015 đến năm 2019.
Ông nhấn mạnh đây là một trong những biện pháp chia sẻ khó khăn với các nhân viên dân sự làm việc cho Lầu Năm Góc, sau khi phần lớn trong số 650.000 nhân viên này đã bị buộc phải nghỉ không lương luân phiên trung bình mỗi tuần một ngày để có thể thực hiện mục tiêu cắt giảm 20% quỹ lương.
Ông Hagel thừa nhận việc ngân sách Lầu Năm Góc bị cắt giảm 37 tỷ USD trong tài khóa 2013 tiếp tục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới quân đội Mỹ như giảm dịch vụ cho lính chính quy và giảm giờ huấn luyện.
Dự kiến, ngân sách của Lầu Năm Góc có thể sẽ bị cắt giảm lớn hơn (lên tới 52 tỷ USD) trong tài khóa 2014, bắt đầu từ tháng 10 tới, nếu Quốc hội và Nhà Trắng tiếp tục bế tắc trong các kế hoạch chi tiêu ngân sách./.
Kim Chung