![]() |
Nhật thực toàn phần ngày 11/8/2009. Ảnh: Vietsciences |
Thống kê của các chuyên gia cho thấy, năm nhiều nhất thế giới chứng kiến tổng cộng 7 lần hiện tượng thiên nhiên này, gồm 5 lần nhật thực, 2 lần nguyệt thực (năm 1805 và 1935).
Tạo mưa trên sa mạc
Trên cơ sở áp dụng phát minh của Liên Xô cũ, các nhà khoa học Thụy Sỹ đã tạo được mưa trên sa mạc theo đơn đặt hàng của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE).
Từ tháng 6/2010, các nhà khoa học Thụy Sỹ đã lắp đặt trên sa mạc xung quanh thành phố Al-Ain của UAE 20 máy Weathertec nhằm phát một số lượng ion (phân tử tích điện) khổng lồ lên không trung với mục đích ion hóa không khí và tạo mây-mưa với điều kiện độ ẩm không khí đạt tới 30% trở lên.
Trong vòng 122 ngày đêm, các nhà khoa học đã 74 lần phóng ion vào không khí và đã 52 lần thành công khi tạo ra các trận mưa lớn kèm theo sấm và gió khiến dân chúng sinh sống ở vùng sa mạc này rất ngạc nhiên.
Các nhà khoa học cho rằng nước mưa nhân tạo nói trên có thể thu gom và lọc sạch để sử dụng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn là công nghệ tạo mưa bằng phương pháp ion hóa không khí có giá thành rẻ hơn nhiều so với phương pháp lọc nước biển thành nước ngọt.
Tại Liên Xô, vào những năm 1930 của thế kỷ trước, dưới sự chỉ đạo của nhà khoa học trứ danh Alexander Chizhevsky, công nghệ ion hóa không khí để tạo mưa cũng như để ngăn mưa lũ tại các thành phố lớn đã được sáng chế và thử nghiệm.
Mai Hằng