Phiên họp hai ngày đã khai mạc ngày 28/5 ở Kazan - thành phố nằm trên sông Volga, thủ phủ của Cộng hoà Tatarstan trong thành phần LB Nga.
Vấn đề an ninh lương thực là nội dung then chốt trong nhiệm kỳ Nga làm Chủ tịch APEC năm 2012. Có những lý do rất nặng ký để dự kiến xây dựng hành lang ngũ cốc này. Một mặt, Nga hiện đã là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Mặt khác, các chuyên gia đang dự báo trong những năm tới nhu cầu ngũ cốc ở các nước châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng mạnh.
Tại khu vực phát triển năng động này, số dân cũng đang tăng thêm, còn khả năng đưa những diện tích canh tác mới vào sử dụng nông nghiệp thì lại hạn chế. Tiến trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp đã “chiếm đoạt” của nông nghiệp không ít nguồn tưới tiêu thủy lợi, trong khi ở phần lớn các quốc gia đều gặp hạn chế về tài nguyên nước. Nhờ nâng cao thu nhập của tầng lớp trung lưu, ở châu Á tăng rõ rệt nhu cầu về tiêu thụ thịt, vì vậy cần nhiều thức ăn nuôi gia súc. Nói tóm lại, đang tồn tại những điều kiện khách quan để tăng mức xuất khẩu ngũ cốc của Nga đến các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Xuất phát từ thực tiễn như vậy, năm 2011 Nga đã nêu sáng kiến thành lập trong khuôn khổ APEC cơ chế đối tác chính sách trong lĩnh vực an ninh lương thực-thực phẩm. Cơ chế mới của APEC bao gồm đại diện chính phủ và khối tư nhân. Nga cho rằng trong quan hệ đối tác cần chăm lo giải quyết hàng loạt vấn đề, kể cả cân đối sử dụng tài nguyên đất đai và nước. Mục tiêu dài hạn của đối tác chính sách trong lĩnh vực an ninh lương thực-thực phẩm là đến năm 2020 lập ra một cơ chế có khả năng đảm bảo an ninh kinh tế lương thực của toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phương Anh