Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang trả lời vấn đề này như sau:
Tại Khoản 2 Văn bản số 922/UBND-NCTH ngày 6/7/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang có nội dung:
“Tất cả những người đi, đến và trở về từ các điểm dịch, các khu phong tỏa, khu cách ly, giãn cách, mốc dịch tễ theo thông báo của Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố hoặc về từ các tỉnh, thành đang có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng (kể cả không liên quan đến các ổ dịch) khi vào tỉnh Hậu Giang bắt buộc phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 trong thời gian không quá 72 giờ kể từ thời điểm có kết quả xét nghiệm âm tính đến thời điểm vào tỉnh Hậu Giang; nếu không có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 tại chốt kiểm soát dịch; chi phí xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 do cá nhân tự chi trả phần chi phí mua thực tế test xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút Sars-CoV-2 và các khoản thuế (nếu có), các chi phí khác phục vụ cho công tác lấy mẫu (vật tư tiêu hao, đồ bảo hộ, phụ cấp trực chống dịch,...) do ngân sách Nhà nước chi trả theo phân cấp quản lý”.
Tại Khoản 1 Văn bản số 966/UBND-NCTH ngày 14/7/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang có quy định:
“Kể từ 12 giờ 00 phút ngày 14/7/2021 áp dụng biện pháp cách ly tập trung 21 ngày đối với: Những người từ TPHCM và các địa phương thuộc tỉnh, thành phố nơi có dịch, nơi đang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Hậu Giang; người có đến, ở, về từ các địa điểm tại các mốc thời gian theo các thông báo khẩn của Bộ Y tế; thời gian cách ly tính từ ngày về địa phương và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 7 ngày tiếp theo tại nơi cư trú; đồng thời, phải thực hiện xét nghiệm RT-PCR 4 lần vào ngày đầu, ngày thứ 7, ngày thứ 14 và ngày thứ 21 trong thời gian cách ly y tế tập trung; chi phí cách ly tập trung và xét nghiệm do người dân chi trả”.
Chinhphu.vn