Trước khi gặp tai nạn chiếc Boeing 747này đã bay được hơn 25.030 giờ.
|
Hôm đó, sau khi cất cánh được 12 phút, "một thứ gì đó" đã phát nổ phía sau máy bay khiến phi công mất kiểm soát. Máy bay liên tục lao lên, bổ xuống. Vụ nổ làm giảm áp suất trong cabin, hệ thống điều khiển đã vô tác dụng.
Tình hình trở nên phức tạp hơn vì hệ thống cung cấp oxy đã ngưng hoạt động. Hệ thống thủy lực đã bị phá hủy nhưng máy bay vẫn được trang bị một nguồn điện dành cho càng hạ cánh. Việc mở càng hạ cánh đã giúp máy bay ổn định hơn và giảm bớt độ cao.
Chiếc Boeing 747 đã mất gần như toàn bộ phần đuôi! Toàn bộ hệ thống điều khiển thủy lực đều nằm ở phần đuôi. Phi công đã hiểu ra lý do khiến máy bay bị mất kiểm soát là do vụ nổ đã xé theo đuôi đứng.
Máy bay rơi, sau đó một tàu của hải quân Nhật đã phát hiện những mảnh vỡ thuộc phần đuôi của máy bay đang trôi dạt trên vùng biển phía nam vịnh Tokyo. Ghép nối những dữ kiện, một vụ nổ dẫn đến mất áp suất cabin, toàn bộ phần đuôi bị thổi bay và hệ thống điều khiển thủy lực bị hư hại hoàn toàn. Nhóm nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Đó cũng là yếu tố đầu tiên: vụ nổ bắt nguồn từ đâu?
Sửa chữa đã coi thường áp suất
Đối với tất cả máy bay phản lực hiện đại, khi cất cánh thì áp suất trong tàu sẽ được nén ở mức độ phù hợp để hành khách cảm thấy dễ chịu, do chênh lệch độ cao. Vách ngăn áp suất sau (rear pressure bulkhead), nó giống như một chiếc vung bằng kim loại khổng lồ, chặn ở sau cùng thân máy bay. Chức năng của nó là ngăn áp suất không khí không “xì” ra sau.
Xem xét lai lịch máy bay này, trước đây khi đáp xuống, một lần nó đã bị lỗi "dập đuôi" thủng vách ngăn này.
Các kỹ sư của Boeing đã sửa chữa bằng cách ghép 2 miếng kim loại mới vào phần bị thủng của vách theo phương pháp tán đinh.
Tuy nhiên quy trình sửa chữa đã không được thực hiện đúng cách, 2 miếng kim loại chỉ được ghép nối bằng 1 hàng đinh tán ri vê. Đúng ra, chúng phải được nối bằng 2 hàng đinh như thế.
Khi máy bay đạt được độ cao 7.300m, sự chênh lệch áp suất bên trong cabin và bên ngoài đã kéo căng vách ngăn, vị trí ghép nối hai miếng kim loại trở thành điểm dễ rạn nứt nhất.
Máy bay này lại đã bay nhiều giờ. Mỗi lần lên cao, các lỗ đinh tán dơ dão. 1 hàng đinh tán đã phải chịu gấp đôi lực nén so với mức độ thông thường. 2 miếng kim loại đã bị xé toạc rất nhanh, gây nổ, văng đuôi đứng, mất thủy lực.
Ngay sau khi kết quả điều tra được công bố, kỹ sư chịu trách nhiệm sửa chữa vách ngăn đã tự tử.
Điều đáng nói là các nhà khoa học, phân tích nguyên nhân máy bay rơi của hãng Boeing đã làm việc hết sức công phu. Họ đã phải thử nghiệm với mô hình ảo tương tự, để đánh giá nỗ lực của tổ bay trong phút cuối.
Họ cũng loại trừ nguyên nhân cửa sau máy bay văng ra. Họ truy tìm nguyên nhân mất điều khiển thủy lực, dần dà phát hiện ra Boeing đã mắc sai lầm trong cả phần thiết kế lẫn sửa chữa như nói trên đây.
Trần Văn ( theo Discovery)