Đứng thứ hai là bất động sản, với tổng số vốn là 1,66 tỷ USD (chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư).
Đứng thứ ba là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 1,17 tỷ USD (chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư). Còn lại thuộc về các ngành lĩnh vực khác.
Các dự án của DN Nhật Bản xuất hiện ở 49/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Trong đó, Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với 10 dự án, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn là 9,68 tỷ USD (chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư).
Đứng thứ hai là Hà Nội với 661 dự án, tổng vốn đầu tư là 4,1 tỷ USD (chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư).
Bình Dương đứng thứ 3 với 248 dự án, tổng số vốn là 3,85 tỷ USD (chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các địa phương khác.
Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam: Dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (KKT Nghi Sơn-Thanh Hóa) với tổng vốn đầu tư là 9 tỷ USD.
Dự án Công ty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam (KCN Đình Vũ-Hải Phòng) với tổng vốn đầu tư là 1,22 tỷ USD. Dự án Công ty TNHH Becamex Tokyu (Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương) với tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD. |
BT