In bài viết

Những bài học về công tác dân vận

Ngày 21-9-2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 18/2000/CT - TTg về tăng cường công tác dân vận. Ngay sau đó UBND tỉnh tổ chức quán triệt, triển khai tới tất cả các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ, công chức trong toàn tỉnh.

18/10/2010 22:08
Ngày 21-9-2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 18/2000/CT - TTg về tăng cường công tác dân vận. Ngay sau đó UBND tỉnh tổ chức quán triệt, triển khai tới tất cả các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ, công chức trong toàn tỉnh. Đoàn viên thanh niên Công an tỉnh giúp dân ở bản tái định cư xã Hạnh Lâm - Thanh Chương. (Ảnh: Hữu Huỳnh) Qua 10 năm triển khai thực hiện, tỉnh ta đã đạt được những kết quả toàn diện, tác động tích cực đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Trước hết, nhờ thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chỉ thị và gắn công tác dân vận với cải cách thủ tục hành chính nên ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền các cấp được nâng cao Tư tưởng "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin" được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thấm nhuần. Phát huy tốt quy chế dân chủ, công khai hóa, rút ngắn được thời gian, giảm tối thiểu các thủ tục hành chính rườm rà, được nhân dân đồng tình, ghi nhận. Tiếp đến, công tác dân vận gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh đã góp phần làm ổn định tình hình chính trị ở cơ sở, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền. Công tác dân vận của các cơ quan chính quyền đã tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở, bước đầu ngăn chặn tham nhũng, lãng phí, hách dịch, cửa quyền của một bộ phận cán bộ công chức. Từ kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 18, chúng ta có thể rút ra một số bài học về công tác dân vận. Thứ nhất, mọi chủ trương, cơ chế, chính sách của địa phương có liên quan đến lợi ích đông đảo của nhân dân đều phải công khai cho dân biết và để nhân dân tham gia góp ý trước khi quyết định và tổ chức thực hiện. Quá trình thực hiện phải được kiểm tra, sơ kết, rút kinh nghiệm, động viên, khen thưởng và kịp thời xử lý những thiếu sót sai phạm của đơn vị, địa phương. Thứ hai, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân vận, chỉ đạo kịp thời và cụ thể hóa các chỉ thị, các chương trình, giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chăm lo đời sống nhân dân gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ và phân công trách nhiệm cụ thể giữa chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội trong quá trình thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ công tác dân vận của chính quyền. Để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị 18/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc học tập, quán triệt các quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, trước hết là cán bộ chính quyền Nâng cao nhận thức về công tác dân vận cho đội ngũ công chức cơ quan nhà nước. Tiếp tục chỉ đạo và nâng cao hiệu quả việc thực hiện QCDC ở cơ sở, tăng cường xây dựng cộng đồng dân cư tự quản theo hương ước, quy ước thôn xóm. Thực hiện nghiêm túc việc công khai hóa các chủ trương, cơ chế chính sách, các chương trình dự án ở địa phương để nhân dân biết và tham gia ý kiến trước khi ban hành và tổ chức thực hiện. Niêm yết công khai các thủ tục hành chính, công khai quy hoạch, sử dụng đất đai và đền bù giải tỏa, công khai xử lý cán bộ có sai phạm để nhân dân biết và giám sát. Xây dựng nền hành chính có tính chuyên nghiệp cao, thật sự gần dân, phục vụ dân. Quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước cả về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tổ chức tiếp dân và giải quyết kịp thời dứt điểm đơn thư KNTC của công dân, không để các vụ việc tồn đọng, tạo lòng tin trong nhân dân, giảm nguy cơ phát sinh các điểm nóng. Nâng cao chất lượng công tác tiếp xúc cử tri, nắm bắt và giải quyết kịp thời tâm tư nguyện vọng của nhân dân và thực hiện chức năng giám sát của đại biểu HĐND các cấp và cơ quan dân cử. Xử lý kịp thời, chính xác các vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội liên quan đến dân. Xử lý nghiêm những cán bộ công chức thoái hóa biến chất và nhũng nhiễu, vô trách nhiệm. Bên cạnh đó, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt các quychế phối hợp. Đặc biệt, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện và phát huy chức năng giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội. Cao Thị Hiền (Giám đốc Sở Nội vụ) Nguồn: Báo Nghệ An 08/10/2010 » Quế Sơn: 3 vùng kinh tế và 1 nghị quyết chuyên đề(11/10/2010) » Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận và ngành Tổ chức xây dựng Đảng(11/10/2010) » Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"(12/10/2010) » Đoàn đại biểu Ban Thường vụ Tỉnh ủy dâng hương, dâng hoa báo công với Bác(15/10/2010) » Náo nức ngày khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh(16/10/2010) » Những tham luận của đại biểu tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An(16/10/2010) » Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nghi lễ phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII(30/09/2010) » Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở(30/09/2010) » Đại học Vinh: Gắn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với phát triển kinh tế xã hội của địa phương(28/09/2010) » Ý thức trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng(27/09/2010) » Phát triển nuôi trồng thủy sản ở Diễn Yên (Diễn Châu)(24/09/2010) » Xuất bản sách tưởng nhớ Cố Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Sĩ Quế(24/09/2010)