In bài viết

Những “bông hoa nhỏ” ở Trường Sa

(Chinhphu.vn) - Đến đảo Trường Sa Lớn, chúng tôi không khỏi xúc động trước tiếng cười, tiếng khóc của trẻ thơ, tiếng ru con ầu ơ của người mẹ dưới tán bàng vuông. Một cuộc sống vui tươi, bình yên và ấm áp tình người nơi biển đảo xa xôi đang đâm chồi, nảy lộc.

01/06/2016 10:11

Những “bông hoa nhỏ” ở Trường Sa.

Cũng giống như ở đất liền, các cháu thiếu nhi từ mẫu giáo đến lớp 5 ở Trường Sa đều được đến trường. Trường tiểu học và mẫu giáo Trường Sa (thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) được xây dựng khang trang và đầy đủ thiết bị cần thiết cho việc dạy và học.

Bên cạnh giáo viên chính là cô Bùi Thị Nhung, còn có các giáo viên kiêm nhiệm như thầy Biện Văn Quảng (Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa), thầy Lê Minh Cảnh (Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Trường Sa) và thầy Phạm Gia Huy (Bí thư Đoàn thị trấn Trường Sa). Khi lên bậc Trung học cơ sở, các cháu sẽ được đưa về đất liền tiếp tục việc học.

Ngoài đến trường để học chữ, rèn nếp sống, 14 công dân nhí ở đảo Trường Sa Lớn cũng thường xuyên tham gia các chương trình ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người công dân như lễ chào cờ, dâng hương tại tượng đài liệt sĩ, nhà tưởng niệm Bác Hồ, giao lưu với các đoàn ra thăm đảo…

Một số hình ảnh các cháu thiếu nhi ở đảo Trường Sa Lớn:

Các cháu đến trường trong vòng tay nâng niu, chăm sóc của người lớn.

Đường đến trường rợp bóng bàng vuông.

Bông hoa nhỏ nhất ở đảo Trường Sa Lớn - cháu Thái Bình Hải Thủy, 5 tháng tuổi - được sinh ra ngay trên đảo.

Khoảnh khắc vui tươi, hạnh phúc của các cháu bên gia đình ở nơi đảo xa.

Vui ca hát cùng các chú bộ đội Hải quân.

Các cháu thuộc lòng bài đồng dao Hoàng Sa và Trường Sa: Nu na nu nống/ Đánh trống phất cờ/ Biển cả xa mờ/ Có hai quần đảo/ Hoàng Sa Trường Sa/ Tên gọi thiết tha/ Giữa lòng dân Việt…

Một cậu bé chăm chú đọc sách, báo dành cho thiếu nhi.

Ánh mắt hồn nhiên của trẻ em đảo Trường Sa Lớn.

Kem lạnh là món quà ưa thích của những đứa trẻ ở đảo xa.

Giao lưu cùng đoàn từ đất liền ra thăm đảo.

Thích thú khi xem họa sĩ ký họa chân dung.

Say sưa với trang báo của tuổi thơ.

Hồn nhiên vui đùa dưới bóng mát.

Thế Phong (thực hiện)