In bài viết

Phim truyện về đề tài Bác Hồ đi tìm đường cứu nước

Điện ảnh Việt Nam đã có 4 bộ phim truyện nhựa về đề tài Bác Hồ đi tìm đường cứu nước, đó là các phim: "Hẹn gặp lại Sài Gòn''; ''Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông"; "Nhìn ra biển cả" và gần đây là "Vượt qua bến Thượng Hải''. Tuy bối cảnh có khác nhau, nhưng mỗi phim là một điểm nhấn về phần đời của lãnh tụ gắn liền với những giai đoạn lịch sử đất nước trong suốt nửa đầu thế kỷ XX đầy biến động được phản ánh chân thực làm hấp dẫn người xem. Chủ đề tư tưởng của các bộ phim đã kết nối thành một dòng chảy xuyên suốt mục đích, lý tưởng của Bác là: "Suốt đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc đất nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

05/06/2011 08:25

Điện ảnh Việt Nam đã có 4 bộ phim truyện nhựa về đề tài Bác Hồ đi tìm đường cứu nước, đó là các phim: "Hẹn gặp lại Sài Gòn''; ''Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông"; "Nhìn ra biển cả" và gần đây là "Vượt qua bến Thượng Hải''. Tuy bối cảnh có khác nhau, nhưng mỗi phim là một điểm nhấn về phần đời của lãnh tụ gắn liền với những giai đoạn lịch sử đất nước trong suốt nửa đầu thế kỷ XX đầy biến động được phản ánh chân thực làm hấp dẫn người xem. Chủ đề tư tưởng của các bộ phim đã kết nối thành một dòng chảy xuyên suốt mục đích, lý tưởng của Bác là: "Suốt đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc đất nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".


Hãy bắt đầu từ bộ phim "Hẹn gặp lại Sài Gòn" (1990), kịch bản chuyển thể từ tiểu thuyết "Búp Sen xanh" của nhà văn Sơn Tùng và phim "Nhìn ra biển cả" (2010). Tuy ra đời cách nhau 20 năm, song cả 2 phim đều đề cập đến một chủ đề chính là lý giải nguyên nhân, nguồn gốc của quá trình hình thành và phát triển tính cách con người Bác. Được thừa hưởng tư tưởng tiến bộ từ người thân trong gia đình, từ các bậc túc nho (bạn của cha), nên ngay từ buổi thiếu thời, tuổi trẻ của cậu bé Cung, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến anh Ba phụ bếp trên tàu buôn Latôuchê - Trêsville ra nước ngoài, đã sớm hình thành nên mục đích, lý tưởng để tìm ra con đường cứu dân, cứu nước, được phản ánh sinh động trong phim ''Hẹn gặp lại Sài Gòn''. Hay những tác động mạnh mẽ của phong trào đấu tranh chống thuế, chống đàn áp khủng bố của nông dân, thợ thuyền Huế, những hoạt động bí mật truyền bá tư tưởng tiến bộ của các cộng sự học trò cùng chí hướng ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết là cơ hội để trui rèn ý chí quyết tâm "muốn làm việc lớn phải hướng ra biển cả" được táihiện trong phim "Nhìn ra biển cả". Để rồi phải mất 30 năm sau, con người Việt Nam yêu nước ấy mới trở về làm cuộc Cách mạng tháng 8/1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nhưng vẫn còn lỡ hẹn "gặp lại Sài Gòn" vì nước nhà đang bị chia cắt.

Đến hai phim "Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông" (2003) và "Vượt qua bến Thượng Hải" (2010), nội dung phim là câu chuyện lịch sử tập trung khắc họa hoạt động của Nguyễn Ái Quốc thời kỳ từ 1931 - 1934. Về hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác thì mọi người đã rõ nhưng để hiểu được nỗi cam go, gian truân và nguy hiểm mà Người đã phải vượt qua trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp của giai đoạn này thì không phải ai cũng biết... Với vai trò là ủy viên Quốc tế cộng sản phụ trách cục Phương Đông, tầm ảnh hưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang trở thành nhân vật "cực kỳ nguy hiểm" đối với bộ máy cai trị của thực dân và chính quyền tay sai trong nước. Mạng lưới mật thám Pháp đã câu kết có điều kiện với cảnh sát Anh ráo riết truy lùng, bắt giam, mở phiên tòa xét xử công khai Nguyễn Ái Quốc. Dưới vỏ bọc "Tống Văn Sơ- ông Nguyễn", với tài trí thông minh mưu lược, lại được các cộng sự, đảng viên cộng sản Trung Quốc và những người tốt giúp đỡ, Người đã thoát khỏi vụ án Hồng Kông để đến Hạ Môn, Thượng Hải tìm đường sang Liên xô vào mùa Xuân năm 1934.

Một chủ đề đáng lưu ý trong cả 2 phim này là nhằm "hóa giải" mâu thuẫn về quan điểm đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào Cộng sản Quốc tế đang diễn ra trên thế giới. Mà mục đích giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là mục tiêu hành động xuyên suốt lý tưởng của Nguyễn Ái Quốc, đã không chỉ đã thuyết phục được các đồng chí mình, những người bạn tốt Trung Quốc, mà còn cảm hóa được cả những người không cùng chính kiến. Đó là người bạn tù giác ngộ, tên cai ngục có lương tâm và đặc biệt là ông bà Lozobai (luật sư người Anh), cảm phục trước việc làm của ông Nguyễn đã viện dẫn lý lẽ sắc bén về nhân quyền của luật pháp Anh, biện hộ cho thân chủ mình "thoát hiểm" trước tòa theo lôgic "Cứu Người là cứu cả một dân tộc". Hay vai trò tích cực của bà Tống Khánh Linh (phu nhân cố lãnh tụ Tôn Trung Sơn), đã nhiệt tình tạo thế hợp pháp để Người ung dung "vượt qua bến Thượng Hải" một cách ngoạn mục trước âm mưu sát hại của kẻ thù.

Thời niên thiếu, tuổi trẻ của Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành và hành trình bôn ba đi tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là những phần đời không thể thiếu, trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian lao nhưng rất vĩ đại, vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này... Đó là những thành công đáng ghi nhận của 4 bộ phim truyện nhựa điện ảnh Việt Nam được sản xuất trong thời gian qua. Cùng với tài năng diễn xuất, thể hiện hình tượng Bác của các nghệ sỹ ưu tú Tiến Hợi (Nhà hát Kịch Việt Nam); NSƯT Trần Lực ( Hãng phim truyện Việt Nam); Nguyễn Minh Đức (Sinh viên đại học SKĐA); Minh Hải (Nhà hát kịch Việt Nam) và các NSƯT Thu Hà- vai Út Huệ; Lan Hương - vai bà Hoàng Thị Loan; NSƯT Trung Anh- vai ông Nguyễn Sinh Sắc và Mỹ Duyên vai bác sĩ Phương Thảo, đã lao động nghiêm túc, sáng tạo qua từng vai diễn gây xúc động cho người xem. Còn nhớ, vào dịp liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIII tổ chức tại Nghệ An năm 2001, khi đoàn làm phim "Hẹn gặp lại Sài Gòn" về giao lưu với khán giả Làng Sen (có Tiến Hợi, Thu Hà, Lan Hương), bà con quê Bác đã ào lên sân khấu tặng hoa, ôm hôn nghệ sỹ đóng vai Bác Hồ trong niềm xúc động, như mới ngày nào đón Bác về thăm quê hơn 50 năm trước.

Làm phim truyện nhựa về đề tài Bác Hồ là cả vấn đề lớn và khó, đòi hỏi người nghệ sỹ điện ảnh phải có tâm và có tài sáng tạo. Người xem vẫn còn đang hy vọng và mong đợi được xem những bộ phim truyện về thời kỳ Bác Hồ trở về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam cho đến lúc Người đi xa...

Lê Lân (47, Đặng Thúc Hứa, TP. Vinh)
Nguồn: Báo Nghệ An

» Kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2011)(06/06/2011) » Giải bóng đá TN - NĐ cúp báo Nghệ An lần thứ XV - 2011(05/06/2011) » Cựu chiến binh hai lần hiến đất xây trường(05/06/2011) » Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Báo Nghệ An 10/11/1961 - 10/11/2011(05/06/2011) » Tăng cường quản lý và phục hồi rừng tự nhiên(05/06/2011) » Hưởng ứng ngày Môi Trường thê giới 5/6(05/06/2011) » Ấn tượng Giải Bóng đá TN-NĐ Cúp Báo Nghệ An(05/06/2011) » Ước gì!(05/06/2011) » Một sự lựa chọn lịch sử(05/06/2011) » Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm làm việc với Hội Khuyến học tỉnh(03/06/2011) » Vòng 17, V.League 2011, HP.HN-SLNA: Ngư ông đắc lợi ?!(03/06/2011) » 7 năm tù giam cho tài xế xe khách bị lũ cuốn trôi(03/06/2011) » Cảnh báo nguy hiểm khi trẻ con treo đồ trang sức(03/06/2011) » Giải bóng đá TN - NĐ Cup Báo Nghệ an lần thứ XV - 2011(03/06/2011) » Sản xuất hè thu 2011: "Nếu gieo thẳng thì không nên sản xuất"(03/06/2011) » Cảnh báo mất an toàn lưới điện nông thôn(03/06/2011) » Ngày thi thứ nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011: Nghiêm túc mà không căng thẳng(03/06/2011) » Nhà văn hóa Thiếu nhi Việt Đức: Tổng kết cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi và giao lưu tiếng Anh(03/06/2011) » Thông báo triệu tập kỳ họp thứ 1 - HĐND tỉnh khóa XVI (Thông báo số 06/TB-TT-HĐND, ngày 31/5/2011)(03/06/2011) » 44.991 học sinh lớp 12 dự thi tốt nghiệp năm học 2010-2011(03/06/2011)