Giới thiệu các sản phẩm từ cây quế, một sản phẩm đặc trưng của Quảng Nam- |
Điều này gây lãng phí một chuỗi giá trị, bởi các cơ sở sản xuất thủ công mỷ nghệ truyền thống là điểm đến du lịch, tạo ra công ăn việc làm, góp phần tiêu thụ vật liệu sẵn có tại địa phương…
Các chuyên gia phát triển sản phẩm, thị trường khuyến nghị chính quyền cần có chính sách hỗ trợ cho các chủ cở sở sản xuất mở rộng mặt bằng, tiếp cận các khoản vay tín dụng lãi suất thấp, đồng thời cung cấp các khóa đào tạo nghề, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của địa phương.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã hỗ trợ Quảng Nam triển khai dự án tăng cường hoạt động du lịch giảm nghèo tại các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam thông qua việc xây dựng các điểm đến và các sản phẩm địa phương.
Sản phẩm đầu tiên được chọn là dệt thổ cẩm của người Cơ Tu kết nối với mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với các sản phẩm nông nghiệp. Điểm đến nổi bật là đường mòn Hồ Chí Minh và Mỹ Sơn. Theo mô hình này du khách có để đến lưu trú tại các nhà dân nông thôn và trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống. Đây cũng là cơ hội tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Dự án này đang phát triển các sản phẩm hộp đựng nhang bằng gỗ, vòng đeo tay bằng gỗ, sản phẩm từ cây quế, mây tre….
Các dự án này sẽ tăng cường năng lực cho cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ, hỗ trợ tiếp cận thị trường, phát triển sản phẩm của các cộng đồng dân tộc thiểu số và sản phẩm nông nghiệp tại Quảng Nam, đồng thời, hỗ trợ sáng tạo các sản phẩm mới mẻ hơn để xây dựng một ngành du lịch bền vững, góp phần cải thiện sinh kế cho cư dân địa phương, và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Thế Phong