Bà My hỏi, hàng hóa của công ty bà có được nhập khẩu nếu có giấy phép không, hay bị cấm nhập khẩu? Việc sử dụng 2 Danh mục nêu trên được hiểu như thế nào?
Về vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật chuyên ngành, về nguyên tắc giải quyết thủ tục nhập khẩu hàng hóa văn hóa, cơ quan văn hóa có thẩm quyền xem xét trả lời việc nhập khẩu hàng hóa căn cứ trên hồ sơ nhập khẩu hàng hóa cùng với kiểm tra điều kiện, thẩm định nội dung văn hóa, vui chơi giải trí… của hàng hóa trên thực tế do tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xác định theo mã số HS hàng hóa quy định tại 6 Phụ lục (Danh mục) kèm theo Thông tư số 24/2018/TT-BVHTTDL ngày 23/8/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ sở để xác định mã hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, nhập khẩu theo điều kiện hay xuất khẩu theo điều kiện thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa. Danh mục này đã được xác định thống nhất theo mã số hàng hóa quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Còn về nguyên tắc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và thủ tục thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với các hàng hóa thuộc Danh mục trên thì thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các văn bản pháp luật có liên quan.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, đối với câu hỏi của bà Trần My về mặt hàng nhập khẩu hàng hóa là "các máy và bộ điều khiển trò chơi video" xác định theo mã HS 9504 quy định tại Thông tư số 24/2018/TT-BVHTTDL, nếu hàng hóa có cài đặt, chứa nội dung, hình ảnh, âm thanh vui chơi giải trí, văn hóa… thì nguyên tắc xác định hàng hóa đó thuộc danh mục Phụ lục nào sẽ căn cứ vào loại hình và nội dung của hàng hóa đó. Cụ thể:
- Các mã hàng hóa chuyên ngành văn hóa có mã HS thuộc Danh mục Phụ lục 6 (cấm nhập khẩu) nếu sản phẩm văn hóa đó có nội dung vi phạm hoặc đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm phổ biến lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan quy định tại Điều 6 Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL và hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan.
- Các mã hàng hóa chuyên ngành văn hóa có mã HS thuộc Danh mục Phụ lục 6 (cấm nhập khẩu) nếu sản phẩm văn hóa đó có nội dung vi phạm hoặc đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm phổ biến lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan quy định tại Điều 6 Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL hoặc thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan.
- Các mã hàng hóa chuyên ngành văn hóa có mã HS thuộc Phụ lục 2 (nhập khẩu theo giấy phép) khi thương nhân nhập khẩu vào Việt Nam để phổ biến, lưu hành và kinh doanh, căn cứ vào loại hình nội dung mặt hàng, hình ảnh, âm thanh vui chơi giải trí, các loại hình trò chơi điện tử, nghệ thuật biểu diễn, ca múa nhạc, sân khấu, mỹ thuật, nhiếp ảnh hay các nội dung văn hóa khác để xác định nguyên tắc quản lý và thủ tục nhập khẩu tương ứng đối với mặt hàng đó đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL.
Thu Hằng