Ấn Độ sẽ tự nâng cấp về kết cấu, động cơ tiên tiến, khả năng tác chiến công nghệ cao. Máy bay mới có các chi tiết, tổ máy tin cậy hơn, động cơ tiết kiệm hơn, tầm bay xa hơn và tải trọng chiến đấu lớn hơn.
Mig-29 của Ấn Độ còn nhận được trang thiết bị điện tử mới và các đài ra đa vô tuyến “Zhuk-M” xung-doppler với an ten mạng khe.
Lắp radar mới Zhuk-M, Mig-29 của Ấn sẽ có các chế độ tìm kiếm / phát hiện / bám / dẫn bắn tấn công các mục tiêu trên không trên mặt đất và trên biển. Nó hoàn toàn khác radar N019E / N019ME của Mig-29 trước đó (chỉ có chế độ dành cho tác chiến đối không).
Zhuk-M có góc quan sát rộng hơn theo phương vị, tầm phát hiện cao hơn gấp đôi, trọng lượng nhỏ hơn và độ tin cậy cao hơn. Zhuk-M cho phép bám đến 10 mục tiêu bay và đồng thời dẫn tên lửa tấn công 4 mục tiêu trong số đó. Cụ thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 120km.
Nên nhớ rằng, Mig-29 nguyên thủy vốn chỉ là máy bay đánh chặn, bảo vệ mục tiêu, tầm bay hạn chế, không thể là máy bay tác chiến liên quân chủng.
Với động cơ tiên tiến, radar mới, và có 8 điểm treo vũ khí để lắp 8 loại tên lửa không-đối-không, trong đó có các tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm nhìn, 25 vũ khí không-đối-diện. Mig-29 của Ấn thực sự trở thành 1 máy bay đa năng, đa nhiệm vụ, tác chiến liên quân chủng. Nhờ nâng cấp, Không quân Ấn Độ có thể gia hạn sử dụng các máy bay chiến đấu lên 40 năm.
Trước đó, đã có thông tin rằng theo các điều khoản hợp đồng với Ấn Độ, Nga sẽ nâng cấp 10 máy bay đầu tiên các tiêm kích trên hạm Mig-29K/KUB hạ cánh trên tàu sân bay của Ấn Độ. Nó có khung sườn hoàn thiện hơn với tỷ lệ vật liệu composite gần 15%, có cánh gập với cơ cấu cơ khí cải tiến, độ bộc lộ thấp và hệ thống nhiên liệu có dung tích lớn hơn. Máy bay sử dụng hệ thống điều khiển điện từ xa kỹ thuật số “4 trùng”, hệ thống tiếp dầu trên không.
Thiết bị avionics của MiG-29К/KUB được thiết kế theo nguyên tắc cấu trúc mở, cho phép lắp đặt cho máy bay các trang thiết bị và vũ khí mới của Nga và nước ngoài.
Tân Sơn (theo Lenta, Indi defence)