![]() |
Robot coi tù |
Ban đầu nhiệm vụ đơn giản nhất được “giao” cho robot là tuần tra hội trường, các khu trại, phát hiện các dấu hiệu rắc rối, kịp thời cảnh báo sớm cho lực lượng trấn áp.
Một robot gọi là Robo-Guard, được trang bị với rất nhiều camera, microphone, loa và phần mềm, cho phép nó đi lang thang trong các khu vực được xác định trước, soi mói qua cửa bất thường hoặc theo lệnh từ trung tâm. Nó cũng có phần mềm phân tích hành vi của các tù nhân (như đánh nhau, vi phạm quy chế, phá hoại tài sản…) để quyết định mức độ cần hay chưa cần báo động. Robot còn phối hợp với các camera cài đặt trong phòng giam, kết nối về máy tính trực ban. Tuy nhiên, thử nghiệm này được thực hiện trong một môi trường mà đối tượng thử nghiệm không được phép phản đối.
Mục đích chính của việc sử dụng robot coi tù là giảm chi phí nhân lực trong các trại giam và an toàn trong giám sát, bảo vệ, ngăn chặn sớm hành vi tù nhân nổi loạn. Ngoài việc tuần tra hội trường, các robot cũng là trạm trung chuyển không dây, liên lạc hai chiều, để sĩ quan trực nhà giam ra lệnh, thông báo, cảnh báo tù nhân, thậm chí truyền lệnh cho “đội trấn áp” mà không phải rời trung tâm chỉ huy.
Tuy thế các sĩ quan cảnh sát trại giam có quyền kiểm soát hành động của robot, thông qua iPad, với một trình mã hóa, được cấp quyền riêng.
Robo-Guard di chuyển tốc độ trung bình 2km/h, khi sắp hết pin, nó biết áp vào ổ cắm để “sạc điện” cho đầy.
Qua thử nghiệm 3 robot “chạy” trong một tháng, chi phí giảm đi 75%. Bây giờ đến lượt các nhà nghiên cứu và các chính trị gia quyết định về tính khả thi, tính pháp lý về việc sử dụng chính thức robot này.
Các quan chức cho biết, họ còn muốn có được những robot thông thạo hơn, để một ngày kia nó có thể khám xét, lục soát tù nhân, kỳ vọng làm giảm thấp nhất vũ khí tự chế, công cụ vượt ngục hoặc các hành vi chống phá nhà tù.
Theo Physorg