In bài viết

Rùa Hồ Gươm - vấn đề môi trường

Trước hết, đây là vấn đề khoa học vì vậy trên báo chí và cả văn bản chính thức nên gọi là rùa Hồ Gươm thay cho từ "cụ Rùa" để tránh phủ một bức màn huyền bí không nên có lên chuyện này. Thứ hai, nếu Hồ Gươm không còn con rùa như chúng ta đang biết sẽ là một tổn thất lớn về nhiều mặt, nhưng qui luật có sống có chết, rùa cũng như mọi sinh vật khác không thể sống mãi, kéo càng dài thời gian sống của con rùa hiện nay càng tốt nhưng cũng không nên làm ầm ĩ nếu chẳng may con rùa đó chết. Nói như thế là để bình tĩnh, tỉnh táo, quyết đoán khi xử lý công việc.

24/02/2011 12:55

Trước hết, đây là vấn đề khoa học vì vậy trên báo chí và cả văn bản chính thức nên gọi làrùa Hồ Gươm thay cho từ "cụ Rùa" để tránh phủ một bức màn huyền bí không nên có lên chuyện này. Thứ hai, nếu Hồ Gươm không còn con rùa như chúng ta đang biết sẽ là một tổn thất lớn về nhiều mặt, nhưng qui luật có sống có chết, rùa cũng như mọi sinh vật khác không thể sống mãi, kéo càng dài thời gian sống của con rùa hiện nay càng tốt nhưng cũng không nênlàm ầm ĩ nếu chẳng may con rùa đó chết. Nói như thế là để bình tĩnh, tỉnh táo, quyết đoán khi xử lý công việc.

Bây giờ hãy điểm lại những gì xảy ra trong thời gian gần đây về Hồ Gươm và rùa Hồ Gươm. Về rùa, ý kiến cho rằng, Hồ Gươm có từ 2 con rùa trở lên mới chỉ là giả thiết. Cho đến nay, người ta mới biết chính xác trong hồhiện còn lại chỉ có một con rùa với kích thước rất lớn, được nhiều chuyên gia về rùa trong nước và trên thế giới xếp vào loại rùa mai mềm khổng lồ, thuộc diện quí hiếm, hiện mới thống kê được có 23 loài. (Khoảng gần nửa thế kỷ lại đây, đã có 2 con rùa Hồ Gươm bị chết, hiện còn một tiêu bản và một bộ xương, như vậy Hồ Gươm đã từng có ít nhất 3 con rùa với tuổi thọ và kích cỡ khác nhau, không như ý kiến cho rằng Lê Lợi đã mang rùa từ Thanh Hóa ra hồ Lục Thủy để thả). Những thông tin khác như xuất xứ của loài rùa này, nó có mặt ở Hồ Gươm từ bao giờ, tuổi thọ của nó, nó có thể sinh sản được không và sinh sản với loài rùa nào cũng mới chỉ là phỏng đoán. Gần đây,con rùa đó nổi lên liên tục, trên mình mang nhiều vết khác màu, có lẽ là vết thương do lưỡi câu, do rùa tai đỏ hoặc do va chạm vào các vật sắc, vật cản gây nên. Qua cảm quan, có thể kết luận rùa đang phảitrải qua tình trạng không bình thường trong cuộc sống vốn yên ả hàng nhiều chục năm nay, thậm chí đang bị vết thương hành hạ, có thể chết nếu không được cấp cứu khẩn trương. Về Hồ Gươm, tình trạng môi trường đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể kéo dài hơn. Nước ngày càng bẩn, nhiều chỉ số độc hại vượt hàng chục lần mức cho phép. Bùn và các chất thải cứng gồm những dị vật hàng trăm năm nay không ngừng dồn xuống như gạch đá, bê tông, chai lọ, bát hương, kim tiêm, bao ni lông đang đầy dần lòng hồ, không chỉ đe dọa các loài thủy sinh mà với chính sức khỏe con người. Cùng với các vật trên, nhiều sinh vật sống lạ, điển hình là rùa tai đỏ cũng đang phát triển mạnh. Cách đây ít chục năm, người ta còn vợt tôm, câu cá quanh hồ nhưng nay gần như tôm cákhông thể sống được ở đây để câu nữa. Trước tình trạng môi trường như vậy, có thể kết luận không chỉ rùa Hồ Gươm mà hầu hết các loài sinh vật khác cũng không thể sống được ở Hồ Gươm nếu hồ không nhanh chóng được cải tạo, khôi phục. Bàn bạc để chắt lọc các ý kiến hay là cần thiết nhưng không nên đẽo cày giữa đường, thiếu quyết đoán, chần chừ việc cải tạo hồ Gươm với mục đích cải tạo để hồ xứng đáng là con tim, lá phổi, là biểu tượng văn hóa của Thủ đô hôm nay và lâu dài.

Duy Vũ