Theo đó, yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN các tỉnh, thành phố tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước; rà soát, thống kê cụ thể các hộ thiếu nước sinh hoạt, không để người dân bị đói, khát, thiếu nước sinh hoạt, xây dựng phương án ứng phó trong trường hợp khô hạn, thiếu nước sinh hoạt; huy động lực lượng triển khai các giải pháp cấp nước phù hợp từng khu vực và tập quán của nhân dân.
Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp các đơn vị liên quan và chính quyền cơ sở nắm chắc tình hình, chủ động cung ứng đủ nhu cầu về hóa chất khử trùng cho người dân; chủ động sử dụng ngân sách dự phòng địa phương và các nguồn vốn hợp pháp để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân…
Cảnh báo cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm ở 16 địa phương
Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT) cảnh báo, cả nước hiện có 16 tỉnh, gồm: An Giang, Bình Định, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau, Điện Biên, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Kiên Giang, Kon Tum, Long An, Ninh Thuận, Tây Ninh đang có nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm.
Cục Kiểm lâm yêu cầu chính quyền các địa phương nêu trên và các chủ rừng khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.
![]() |
Trong tương lai, loại hình kinh doanh tàu lưu trú, ngủ đêm trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long sẽ không còn, chỉ còn tàu vận chuyển khách tham quan trong ngày theo từng tuyến. |
Đây là chủ trương vừa được tỉnh Quảng Ninh đưa ra nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ đội tàu du lịch trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long.
Hiện nay trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long có 533 chiếc tàu du lịch, trong đó có tới 202 tàu lưu trú, ngủ đêm. Số lượng tàu hiện có đã vượt quá cao so với nhu cầu vận chuyển khách thực tế.
Để điều chỉnh và nâng cao chất lượng quản lý đội tàu du lịch, tỉnh Quảng Ninh sẽ chấm dứt đóng mới tàu vỏ gỗ hoạt động phục vụ khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long; đóng mới tàu thay thế bằng vỏ thép để dần thay thế các tàu vỏ gỗ đang hoạt động vận chuyển khách, tiến tới không còn tàu hoạt động lưu trú khách trên vịnh.
Như vậy, trong tương lai, loại hình kinh doanh tàu lưu trú, ngủ đêm trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long sẽ không còn, chỉ còn tàu vận chuyển khách tham quan trong ngày theo từng tuyến.
Quảng Ninh cũng khuyến khích các chủ tàu vỏ gỗ đến năm 2020 chưa hết thời hạn hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đăng ký đóng mới tàu thay thế vỏ thép theo thiết kế được cấp có thẩm quyền duyệt trong giai đoạn 2020 để được hưởng ưu tiên trong việc lựa chọn cấp phép quyền đóng mới tàu tham quan.
Xử lý nghiêm DN vi phạm xuất khẩu lao động sang Đài Loan
Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường dẫn đầu tiếp nhận lao động Việt Nam. Gần đây, cơ quan quản lý lao động Đài Loan cảnh báo, nếu tình trạng lao động nước ngoài bỏ trốn và khiếu kiện không giảm, họ sẽ thay thế bằng lao động nước khác.
Để giảm tình trạng lao động bỏ trốn tại Đài Loan, tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước trả phí cao cho môi giới để giành đơn hàng, gây sức ép tài chính và thu phí cao đối với người lao động, Bộ LĐTB&XH cho biết sẽ xem xét, hạn chế số lượng doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam được hợp tác với một công ty môi giới Đài Loan, nhất là công ty xếp hạng thấp. Đồng thời, xem xét để một doanh nghiệp Việt Nam được hợp tác với nhiều công ty môi giới Đài Loan.
Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các công ty xuất khẩu lao động phải minh bạch tất cả các thông tin về đơn hàng, thời gian đào tạo, phí môi giới, phí quản lý… theo hợp đồng ký kết với người lao động.
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp cho VOV biết, cùng với giải pháp để giữ được thị trường, nỗ lực để hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng đưa được được nhiều lao động sang Đài Loan làm việc, Bộ LĐTB&XH sẽ giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm những doanh nghiệp xuất khẩu lao động có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao và hạn chế hợp tác với công ty môi giới lạm thu đối với người lao động.
Sắp tới, Bộ LĐTB&XH sẽ thống kê tình trạng lao động bỏ hợp đồng. Những doanh nghiệp có lao động bỏ hợp đồng cao hơn mức trung bình của thị trường hiện nay thì bị xử phạt, Bộ sẽ kiên quyết xử lý.
Bộ LĐTB&XH cũng yêu cầu Ban Quản lý lao động ở Đài Loan nhận những đơn khiếu nại của lao động và phân loại các công ty mối giới.
Nếu công ty nào thiếu chăm sóc lao động, để lao động bỏ khỏi nơi làm việc quá nhiều, những công ty nào mà trong nhiều năm liền thường duy trì mức phí môi giới cao, tạo sức ép cho doanh nghiệp Việt Nam để thu thêm từ người lao động thì những công ty đó cũng phải phân loại.
Anh Kiên (tổng hợp)