|
Thánh đường Alexander Nevsky |
Sofia rộng 1.349 km2 với khoảng 1,3 triệu dân (năm 2009). Ngôn ngữ: tiếng Bulgaria; đơn vị tiền tệ là đồng Leva.
Sofia được thành lập vào thế kỷ thứ VIII trước công nguyên, khi đó, thành phố chỉ là một khu cư trú của bộ lạc Thrasian.
Năm 29 trước công nguyên, những người La Mã đã chinh phục thành phố và đặt tên là Xecdica. Nhiều năm sau đó, thành phố phát triển khá thịnh vượng dưới triều của Hoàng đế Toraian và Hoàng đế Constantin. Từ thế kỷ thứ IV, thành phố thuộc đế quốc Đông La Mã. Năm 809, thành phố sáp nhập vào Nhà nước Bungary. Năm 1382, thành phố rơi vào tay Thổ Nhĩ Kỳ và tới năm 1879, thành phố chính thức trở thành thủ đô của Bungary.
Trong chiến tranh thế giới thứ II, Sofia bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc ném bom của quân Đồng minh. Sau chiến tranh, thành phố đã được xây dựng lại và không ngừng phát triển. Sofia ngày nay là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Bungary. Công nghiệp của thành phố nổi tiếng bởi một số ngành cổ truyền như chế biến thực phẩm, dệt, may mặc, thuốc lá và những ngành mới hiện đại như điện, điện tử, dược phẩm. Ngoài ra còn có ngành khác như in, cao su, đồ gỗ, luyện kim, cơ khí, các cơ sở công nghiệp quan trọng tập trung phần lớn ở ngoại vi thành phố. Xung quanh thành phố là vành đai nông nghiệp tập trung sản xuất rau, sữa, hoa quả… Nông nghiệp của thành phố tự phục vụ nhu cầu khá lớn của dân cư vùng trung tâm thủ đô.
![]() |
Thung lũng hoa hồng ở Bungary |
Song, không giống như thủ đô của nhiều nước, Sofia có sức thu hút đặc biệt không phải bởi sự đông đúc, ồn ào và tất bật kinh tế mà bởi sự kết hợp giữa cổ kính với hiện đại trong các công trình kiến trúc như: Thánh đường Alexander Nevsky, Tòa nhà Quốc hội, Dinh Alexander ... và vẻ đẹp rực rỡ của những thảm hoa hồng hiện diện trên khắp các đường phố và trong các công viên.
Ngọc Lan (tổng hợp)