Ảnh minh họa |
Theo dự thảo, các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (BQLDA) gồm có: Chi phí quản lý dự án được tính trong tổng mức đầu tư của các dự án được giao nhiệm vụ quản lý theo quy định; các khoản được khấu trừ và để lại từ việc để thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án; các khoản dịch vụ tư vấn của BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực cho các chủ đầu tư, bán hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, BQLDA sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định…
Dự thảo cũng phân nhóm đối tượng quản lý dự án như sau: Nhóm I: các chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án do người quyết định đầu tư giao (trừ trường hợp người quyết định đầu tư giao BQLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, BQLDA đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư), BQLDA đầu tư xây dựng 1 dự án.
Nhóm II: BQLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, BQLDA đầu tư xây dựng khu vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập.
Nội dung chi trong dự toán của BQLDA nhóm I, nhóm II
Nội dung chi trong dự toán của chủ đầu tư, BQLDA nhóm I bao gồm các nội dung chi cụ thể như sau: Tiền lương; tiền công trả cho người lao động theo công việc cụ thể, theo thỏa thuận trong hợp đồng và phù hợp với quy định của pháp luật; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu có), kinh phí công đoàn, trích nộp khác đối với người được hưởng lương từ dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền; khen thưởng; phúc lợi tập thể; mua vật tư văn phòng; thanh toán công tác phí; Sửa chữa thường xuyên tài sản; Mua sắm tài sản dùng cho quản lý dự án…
Dự thảo quy định nội dung chi trong dự toán năm của BQLDA nhóm II: Chi thường xuyên, gồm: Tiền lương, tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp theo lương, khen thưởng, phúc lợi tập thể, thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí, đoàn đi công tác nước ngoài, sửa chữa thường xuyên tài sản, các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác theo chế độ quy định, dự phòng. Nội dung các khoản chi, định mức chi thường xuyên phải phù hợp với quy định và phải được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Chi không thường xuyên, gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, tài sản dùng cho quản lý dự án, sửa chữa lớn tài sản cố định, chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ hiện hành của Nhà nước (nếu có) và các khoản chi khác có liên quan.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
LP