Động cơ phản lực gắn ngoài đẩy tiếp, khiến Kh-59M có cự ly bắn xa tới 285 km |
Yêu cầu với Kh-59M là mục tiêu phải được Kh-59M "nhìn thấy", vì thế Kh-59M có hệ thống dẫn kép. Ban đầu nó được máy bay dẫn bởi hệ quán tính vào vùng đối phương, sau đó camera bật lên để thu ảnh mục tiêu lao tới. Như vậy phi công chỉ phải phóng và…“quên”, để tên lửa tự soi ống kính, so sánh với bộ nhớ mà lao vào.
Sở dĩ tên lửa này hoạt động theo nguyên tắc "phóng và quên", do nó nhận dạng được mục tiêu theo kiểu “nhớ hình từ trước”. Mục tiêu của tên lửa được lập trình trước. Với các mục tiêu khác nhau, thì dữ liệu khác nhau như bản đồ địa hình số hóa, ảnh mục tiêu cũng được nạp vào bộ nhớ của Kh-59M theo mã hóa.
Tên lửa Kh-59M tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, mặt biển. Nó có thể hoạt động trên bất kỳ địa hình nào, trong bất kỳ mùa nào, chỉ cần dải ánh sáng đạt cường độ 10-3 đến 105 lx, (để camera nhận biết).
Cự ly bắn Kh-59M khoảng 285 km. Độ cao 0,2 đến 11 km; Tốc độ bay 900 đến 1050 km/h ; Chiều dài Kh-59M 5,7 m; Xác suất (ECEP) trúng mục tiêu, sai số 3 - 5m; Sử dụng loại đầu đạn nặng 280 kg.
Trên cơ sở của tên lửa không đối đất Kh-59M, Viện thiết kế chế tạo Raduga (Nga), tiếp tục cho ra đời biến thể tên lửa không đối hạm Kh-59MK có nhiều tính năng vượt trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trên biển. Kh-59MK đã được trình làng lần đầu tiên tại triển lãm MAKS-2001.
Không giống như người anh Kh-59M, được trang bị với hệ thống dẫn hướng TV, còn thế hệ Kh-59MKh-59MK sử dụng đầu dò radar chủ động ARGS-59. Không gắn camera ghi hình.
Việc tăng cường máy gia tốc nhiên liệu cho phép tên lửa có thể bắn xa từ 115 đến 285 km. Tuy chỉ đạt tốc độ cận âm, nhưng uy lực công phá của nó thì vô cùng mạnh mẽ với đầu đạn 320 kg. Theo các chuyên gia, Kh-59M có xác suất bắn trúng một tàu tuần dương, tàu khu trục là 90 đến 96%, tàu, thuyền nhỏ 70 đến 93 %.
Nguyên mẫu và biến thể Kh-59M lắp trên Su-27, Su-30M, Su-35 và trên cường kích SU-34 của Nga. Trong tương lai có thể máy bay thế hệ 5 của Nga cũng lắp Kh-59M.
Theo Warfare.ru