In bài viết

Tập trung lực lượng, phương tiện cứu hộ Rào Trăng 3

(Chinhphu.vn) - Ngày 18/10 Ban Chỉ huy phòng chống bão lụt, cứu hộ cứu nạn Quân khu 4 đã tổ chức 2 mũi cứu hộ bằng đường sông và đường bộ với lực lượng gần 1.000 người và hơn 150 xe cơ giới các loại cho thủy điện Rào Trăng 3.

18/10/2020 20:52

CÔNG ĐIỆN ngày 15/10 của Thủ tướng Chính phủ

CÔNG ĐIỆN ngày 13/10 của Thủ tướng Chính phủ

CLIP: Phó Thủ tướng chỉ đạo ứng phó mưa bão tại Thừa Thiên Huế

KẾT LUẬN của Phó Thủ tướng về chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn tại Thừa Thiên-Huế

Thường trực Ban Bí thư chỉ đạo phòng chống mưa lũ, tìm kiếm cứu nạn

Các lực lượng vận chuyển lương thực thực phẩm tiếp tế cho Thủy điện Rào trăng 3.

Ngày 18/10, cùng với việc tổ chức tang lễ cho 13 cán bộ, chiến sĩ hi sinh tại Tiểu khu 67 và tìm kiếm cứu nạn tại Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337, việc tìm kiếm cứu nạn 15 công nhân, tiếp tế lương thực thực phẩm ở thủy điện này đang mất tích  được Bộ Tư lệnh Quân khu 4 gấp rút triển khai.

Theo đó, sáng ngày 18/10 Ban Chỉ huy phòng chống bão lụt, cứu hộ cứu nạn Quân khu 4 đã tổ chức 2 mũi cứu hộ bằng đường sông và đường bộ với lực lượng gần 1.000 người và hơn 150 xe cơ giới các loại cho thủy điện Rào Trăng 3.

Mặc dù nước sông Bồ vẫn chảy mạnh, nhưng các lực lượng vẫn bằng mọi biện pháp kết hợp đường bộ, đường thủy để tìm kiếm cứu hộ và tiếp tế lương thực cho những người còn ở lại khu vực thủy điện Rào Trăng 3. Được biết, lương thực thực phẩm tiếp tế đảm bảo duy trì trên 10 ngày.

Cùng với đó, các lực lượng tiếp tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3 để tìm kiếm 15 công nhân vẫn đang mất tích do vụ sạt lở ở thủy điện này, đồng thời phải đảm bảo an toàn cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn.

Tập trung tìm kiếm, cứu nạn những người còn mất tích càng sớm càng tốt

Sáng 18/10, sau khi viếng lễ tang 13 liệt sĩ tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 268, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Quân khu IV về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại khu vực sông Rào Trăng; khắc phục thiệt hại do mưa bão.

Sau khi nghe địa phương và các lực lượng báo cáo, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chia sẻ với những đau thương, mất mát của gia đình các nạn nhân thiệt mạng do mưa lũ, trong đó có các cán bộ, chỉ huy, chiến sĩ trong quân đội.

Những ngày qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo, với yêu cầu sớm tìm kiếm nạn nhân, cấp cứu những người mất tích, đưa các nạn nhân về với gia đình. Các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng đã rất trách nhiệm, tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Kết quả, đã tìm kiếm được 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ, 2 công nhân Thuỷ điện Rào Trăng 3.

“Chưa bao giờ cùng lúc chúng ta mất cùng lúc hai tướng, nhiều sĩ quan cấp cao trong quân đội, lãnh đạo chính quyền địa phương, nhà báo trong thiên tai. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng những cống hiến, hy sinh của các đồng chí” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, tình hình mưa lũ còn diễn biến rất phức tạp. Mục tiêu nhanh chóng tìm kiếm những người mất tích tại Thuỷ điện Rào Trăng 3 còn chưa thực hiện được. Trong khi đó, rạng sáng 18/10 đã xảy ra sạt lở đất vùi lấp 22 cán bộ, chiến sĩ quân đội tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Tình hình rất nghiêm trọng, khẩn trương.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tập trung tìm kiếm người mất tích càng sớm càng tốt.

Phó Thủ tướng yêu cầu trước hết phải tập trung để tìm kiếm, cứu nạn những người còn mất tích càng sớm càng tốt, thực hiện với phương châm “4 tại chỗ”. Đây là nhiệm vụ hàng đầu của các lực lượng tìm kiếm cứu nạn, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt. Phải chủ động ứng phó với các sự cố, thiên tai, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ; giảm thiểu thiệt hại tài sản và tính mạng của người dân.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Công an, các Bộ, ngành cùng với các địa phương huy động nhân lực, phương tiện để tìm kiếm các nhạn nhân tại Thủy điện Rào Trăng 3 và vụ sạt lở tại Quảng Trị trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, tiếp tục giữ ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Các địa phương, đặc biệt các tỉnh miền Trung, tiếp tục rà soát các khu vực nguy hiểm để chủ động sơ tán người dân, công nhân tại các công trình đang thi công. Kịp thời hỗ trợ người dân bị thiệt hại do thiên tai, không để người dân thiếu lương thực, thực phẩm, thuốc men.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Y tế đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh tại vùng ngập lụt; Bộ NN&PTNT, Công Thương phối hợp với các địa phương để kiểm tra an toàn hồ đập, vận hành, điều tiết đảm bảo an toàn cho hạ du, đồng thời giữ nước hợp lý cho sản xuất; Bộ TN&TM theo dõi sát sao diễn biến của thiên tai.

Phó Thủ tướng đánh giá cao sự đồng hành của các cơ quan báo chí. Các cơ quan truyền thông tiếp tục đồng hành với công tác phòng chống thiên tai, đưa đến người dân, các cấp chính quyền những thông tin một cách trung thực, chính xác, đồng thời bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, không đúng sự thật.

Về đề nghị hỗ trợ khẩn cấp cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NNPTNT tổng hợp để sớm hỗ trợ cho người dân.

DANH SÁCH 17 NGƯỜI MẤT TÍCH:

1. PHAN CHÍ THANH (06/9/1996); Quê quán: 11/24 Lương Văn Can, phường An Cựu, TP. Huế.

2. LÊ VĂN PHÚ (21/03/1995); Quê quán: Tổ 16, khu vực 4, phường Xuân Phú, TP Huế, TT.Huế.

3. HUỲNH NGỌC QUÝ (20/11/1993); Quê quán: Xã Dương Hoà, TX Hương Thuỷ, TT. Huế.

4. NGUYỄN VŨ ĐĂNG KHOA (10/05/1997); Quê quán: 116 Ngự Bình, phường Phước Vĩnh, TP Huế, TT. Huế.

5.NGUYỄN BÁ TUYẾN (13/04/1989); Quê quán: Huyện Phong Xuân, tỉnh TT Huế.

6. ĐẶNG HỮU PHONG (20/02/1994); Quê quán: Xuân Hoà, Gio An, Gio Linh, Quảng trị.

7.ĐẶNG HỮU NAM (30/09/1991); Quê quán: Xuân Hoà, Gio An, Gio Linh, Quảng Trị.

8.LÊ ĐÌNH HÀ(15/04/1990); Quê quán: Phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ, Đắk lắk.

9.TRẦN VĂN LỘC(12/07/1995); Quê quán: Xã Nam Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk KNông. (Đã tìm được thi thể)

10. BÙI ĐỨC THỌ ; Quê quán: Nhan Biều, Triệu Thượng, Triệu Phong, Quảng Trị.

11. NGÔ VIẾT HUY (12/02/1996); Quê quán: Tổ 8, phường Thuỷ Châu, T.X Hương Thuỷ, tỉnh TT. Huế.

12. LÊ VĂN SÁNG (15/02/1985); Quê quán: Xóm Xuân Tây, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.

13. LÊ THANH HẢI(20/10/1983); Quê quán: Xóm Xuân Tây, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.

14.TRƯƠNG ĐÌNH NỘI (03/05/1986); Quê quán: Xóm Xuân Tây, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.

15. NGUYỄN THÁI HỌC (02/03/1981); Quê quán: Thôn Trạch Thượng 2, huyện Phong Điền, tỉnh TT. Huế.

16. TẠ VĂN NGHĨA (14/08/1998); Quê quán: Nga Phú, Nga Sơn, Thanh Hóa.

17. LÊ VĂN THỊNH (07/10/1995); Quê quán: Nga Thái, Nga Sơn Thanh Hóa.

NGÀY 17/10: Đi tới đâu, chắc tới đó

Do ảnh hưởng của mưa bão, từ ngày 16-17/10, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa lớn, đặc biệt ở khu vực miền núi lượng mưa rất cao. Điều này đã làm cho công tác cứu hộ trên tuyến đường 71 dẫn vào thuỷ điện Rào Trăng 3 gặp rất nhiều khó khăn.

Lực lượng cứu hộ Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế đã lên phương án cứu hộ các nạn nhân bằng tuyến đường thủy dẫn vào thủy điện Rào Trăng 3. Công tác tinh sát địa hình, tập kết lực lượng đã được gấp rút triển khai.

Đánh giá về công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đang được thực hiện, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Phó Tổng tham mưu trưởng nhấn mạnh, thời tiết bất lợi nên công tác đảm bảo an toàn phải được đặt lên hàng đầu.

Lực lượng công binh sẽ tiếp tục rà soát các chướng ngại vật trên đường 71 để có phương án xử lý sớm, triệt để, tránh để xảy ra nguy cơ mất an toàn. Tuyến tiếp cận đường thủy sẽ được thực hiện khi điều kiện thời tiết cho phép.

Dự kiến, lực lượng chức năng sẽ triển khai máy ủi, máy xúc vào Tiểu khu 67 với phương châm đi tới đâu, chắc tới đó.

Sau nhiều giờ vượt mưa lũ, băng rừng, lực lượng cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa được thi thể nạn nhân thứ 2 về bến đò thủy điện Hương Điền.

Vượt lũ đưa thi thể nạn nhân trở về

Chiều 17/10, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thi thể nạn nhân thứ 2 trong số 17 nạn nhân mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3 đã được lực lượng cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh dùng phương tiện đi theo đường thủy để vận chuyển ra khỏi khu vực thủy điện. Tiếp đó xe cấp cứu chở thi thể nạn nhân đưa về bệnh viện ở thành phố Huế để thực hiện các thủ tục pháp y cần thiết.

Nạn nhân khoảng 25-27 tuổi, thi thể đã bị biến dạng được nhóm 8 công nhân ở lại thuỷ điện Rào Trăng 3 phát hiện vào ngày 16/10 khi thi thể này vướng vào rễ một gốc cây nằm giữa ngã ba khe suối. 

Do thời tiết mưa lớn nên lực lượng Công an không thể tiếp cận được chân đập thủy điện Rào Trăng 4 đưa thi thể ra ngoài, các công nhân Rào Trăng 3 phải di chuyển thi thể theo thuyền máy với quãng đường khoảng 12km, đưa về khu nhà điều hành ở bên bờ thân đập Rào Trăng 4 để bảo quản.

Sáng 17/10, mưa lớn khiến nước lòng hồ thủy điện Hương Điền dâng cao, gió to, sóng mạnh nhưng từ sáng sớm, các cán bộ, chiến sĩ của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thừa Thiên Huế; Công an thị xã Hương Trà và các đơn vị cùng người dân địa phương đã tìm giải pháp an toàn để tiếp tục triển khai công tác cứu nạn cứu hộ.

Các cán bộ, chiến sĩ Công an dùng thuyền máy, ca nô di chuyển bằng đường sông, đường rừng với khoảng hơn 20km để hướng về thủy điện Rào Trăng 4. Sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết, đoàn cứu hộ đón nhận thi thể để đưa nạn nhân về khu vực bến đò thủy điện Hương Điền (xã Hương Bình, thị xã Hương Trà), cách vị trí sạt lở ở Rào Trăng 3 khoảng 34km.

Hiện lòng hồ thủy điện Hương Điền là tuyến đường thủy duy nhất do Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đảm trách nhằm tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4 đưa người gặp nạn ra ngoài vùng nguy hiểm; đồng thời tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men cho các công nhân tại thủy điện Rào Trăng 4, Rào Trăng 3.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, đã có 2 trong 17 người mất tích do mưa lũ tại thủy điện Rào Trăng 3 đã được tìm thấy và đưa về bàn giao an táng.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ theo dõi các vị trí sạt lở mới được định vị trên bản đồ .

Sẵn sàng chờ nhận lệnh

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam và Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ vẫn túc trực ở Sở Chỉ huy tiền phương đóng tại UBND xã Phong Xuân, huyện Phong Điền để chỉ đạo công tác tìm kiếm các công nhân mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3.

Ngày 17/10, các lực lượng tại Sở Chỉ huy tiền phương đã giao ban về công tác tìm kiếm cứu nạn cứu hộ.

Hiện nay, việc tìm kiếm cứu nạn tại Rào Trăng 3 hết sức khẩn trương tuy nhiên gặp rất nhiều khó khăn. Tại khu vực tìm kiếm, tổng lượng mưa tính đến sáng 17/10 từ 300-400mm, xuất hiện nhiều điểm sạt lở mới trên tuyến đường 71 dẫn vào Thủy điện Rào Trăng 3 làm cản trở việc tiếp cận theo đường bộ.

Đáng chú ý, bùn lầy khắp nơi, các ngầm tràn nước dâng cao, các đoạn tuyến đã khắc phục xuất hiện 1 số hàm ếch có nguy cơ sạt lở lại, nhất là khi có phương tiện cơ giới đi qua. Hiện nay vẫn đang cử túc trực 7-10 xe máy thường xuyên túc trực để thông tin nếu thuận lợi thì tiếp cận bằng cơ giới.

Hiện tại, lực lượng cứu hộ và phương tiện cơ giới đang tập kết trên tuyến đường 71 còn cách vị trí Thủy điện Rào Trăng 3 khoảng hơn 10km. Đoạn đường phía trước có nhiều ngầm lớn và điểm sạt lở mới.

Khi điều kiện thời tiết ổn định, các lực lượng sẽ huy động phương tiện máy móc tham gia mở đường, thông tuyến để sớm tiếp cận khu vực Thủy điện Rào Trăng 3.

Giao ban Sở chỉ huy tiền phương sáng 17/10.

Phát biểu tại cuộc giao ban, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, thời tiết diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của bão nên công tác thi công bằng cơ giới để mở đường vào Rào Trăng 3 đang tạm dừng.

Tỉnh đang chỉ đạo, tập trung triển khai lực lượng trinh sát, rà soát, tập kết vật tư, thiết bị và phương tiện để sẵn sàng cho công tác cứu hộ. Tổ chức gia cố những điểm sạt lở đã được khắc phục trước đó.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chỉ đạo mũi đường thuỷ vẫn tiếp tục triển khai lực lượng cố gắng tìm phương án tiếp cận Rào Trăng 3 để đưa người gặp nạn ra ngoài vùng nguy hiểm; tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men cho Rào trăng 4, Rào Trăng 3.

Đồng thời lưu ý, công tác cứu hộ phải đảm bảo đặc biệt an toàn cho mọi lực lượng, nhất là khi trời đang mưa rất to.

Đến sáng 17/10, chưa có thêm công nhân của Thủy điện Rào Trăng 3 mất tích được tìm thấy. Hiện nay, ở Thủy điện Rào Trăng 3 có 8 công nhân an toàn, đang bám trụ với sự tiếp tế lương thực của lực lượng cứu hộ. Khi lực lượng tìm kiếm được tăng cường mở đường vào, những người này sẽ phối hợp để xác định vị trí chính xác khu vực có công nhân gặp nạn.

Công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ bằng đường thủy do Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phụ trách gặp nhiều khó khăn do mưa lớn.

* Trong sáng 17/10, tuyến đường thủy do Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đảm trách có kế hoạch tiếp cận thủy điện Rào Trăng 4 để đưa người gặp nạn ra ngoài vùng nguy hiểm; đồng thời tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men cho các công nhân tại thủy điện Rào Trăng 4, Rào Trăng 3.

Theo phương án, ca nô từ bến đò xã Hương Bình (thị xã Hương Trà) đưa lực lượng cứu nạn cứu hộ di chuyển đến thủy điện Rào Trăng 4. Sau đó lực lượng cứu nạn, cứu hộ sẽ khiêng phương tiện vượt đập Rào Trăng 4 rồi ngược dòng Rào Trăng thêm 8 km bằng đường thủy để đến thủy điện Rào Trăng 3.

Sẵn sàng có mặt những nơi khó khăn, gian khổ để bảo vệ nhân dân

Ngày 16/10, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương đã có Thư gửi gia đình các đồng chí hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế và cán bộ, chiến sĩ toàn quân.

Trong thư, Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định: “Sự hy sinh của 13 đồng chí trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn là vô cùng to lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, chiến sĩ toàn quân và đồng bào cả nước.

Sự hy sinh ấy một lần nữa khẳng định rằng, trong bất kỳ tình huống nào, dù gian khổ, hiểm nguy tới đâu, cán bộ, đảng viên của Đảng và cán bộ, chiến sĩ Quân đội cũng sẵn sàng xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; luôn tận tuỵ vì nước, vì dân, góp phần tô thắm phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

Cán bộ, chiến sĩ toàn quân và đồng bào cả nước khắc ghi sâu đậm tinh thần quả cảm và sự hy sinh cao cả của các đồng chí”.

Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch gửi tới gia đình, người thân các đồng chí đã hy sinh những tình cảm chân thành và lời chia buồn sâu sắc nhất; mong các gia đình vững tâm, sớm vượt qua đau thương mất mát to lớn này, tiếp tục đóng góp công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để những người thân yêu của mình được an giấc ngàn thu nơi cõi vĩnh hằng.

Noi gương các đồng chí đã hy sinh, Đại tướng Ngô Xuân Lịch kêu gọi cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”; đoàn kết, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; tích cực giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; sẵn sàng có mặt những nơi khó khăn, gian khổ, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và cuộc sống bình yên của nhân dân; xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt

Ngày 16/10, Thường trực Ban Bí thư đã có Điện gửi các tỉnh ủy, thành ủy; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung. 

Toàn văn Điện như sau: "Trong những ngày vừa qua, tình hình mưa lũ ở các tỉnh miền Trung diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân. Đặc biệt, tại Thừa Thiên Huế đã xảy ra sự cố sạt lở nghiêm trọng làm 13 cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ của Đoàn công tác tìm kiếm cứu nạn và nhiều công nhân ở khu vực Thủy điện Rào Trăng 3 bị nạn, hy sinh, mất tích. Đồng bào, cán bộ, chiến sĩ cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt. Thường trực Ban Bí thư gửi lời thăm hỏi, chia sẻ với những khó khăn, mất mát mà đồng bào, cán bộ, chiến sĩ các tỉnh khu vực miền Trung đang phải trải qua và chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình, thân nhân các cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ và công nhân đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. 

Cho đến nay, công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả thiên tai đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt. Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường của tình hình mưa bão, nhất là trên Biển Đông đang hình thành áp thấp nhiệt đới có thể thành bão, tiếp tục gây mưa lớn ở các tỉnh miền Trung, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu: 

1. Ban Thường vụ tỉnh ủy các tỉnh nơi xảy ra thiên tai, bão lũ, lãnh đạo, chỉ đạo toàn hệ thống chính trị vận động đồng bào, thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai. Phát huy mạnh mẽ phương châm 4 tại chỗ, phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và các cơ quan chức năng tập trung tham gia khắc phục hậu quả bão lũ; khẩn trương tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; bình tĩnh ứng phó mọi tình huống, bảo đảm an toàn cao nhất về người và phương tiện cứu hộ; kịp thời chăm lo, hỗ trợ, sớm ổn định cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

2. Ban cán sự đảng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tăng cường cao nhất công tác dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai, bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy; chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương tham gia khắc phục hậu quả bão lũ.

3. Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân huy động các lực lượng, đặc biệt là lực lượng xung kích ở cơ sở, huy động và phân bổ các nguồn lực một cách phù hợp, hỗ trợ, giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả sau thiên tai.

4. Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai tại các tỉnh miền Trung. 

5. Bí thư ban cán sự đảng, đảng đoàn các cơ quan Trung ương và các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, đơn vị chỉ đạo thực hiện các hoạt động khắc phục sớm nhất các hậu quả thiên tai.

Đồng chí Phạm Minh Chính kiểm tra Sở chỉ huy tiền phương.

Tập trung mọi nguồn lực quyết tâm nhanh chóng tiếp cận Rào Trăng 3

Sáng 16/10, trong chuyến đi thị sát công tác phòng chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương dẫn đầu đoàn công tác tới kiểm tra tại Sở chỉ huy tiền phương ở xã Phong Xuân (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Sau khi nghe Thiếu tướng Hà Thọ Bình báo cáo kết quả cứu hộ, cứu nạn đạt được trong thời gian vừa qua của các lực lượng tham gia cứu nạn các nạn nhân bị mất tích, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân bị mất tích, hy sinh trong bão lũ vừa qua; biểu dương tinh thần trách nhiệm cao của các lực lượng nhất là cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 4 đã nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích.

Trước tình hình mưa bão đang diễn biến phức tạp do hoàn lưu cơn bão số 7 và cơn bão số 8 đang hình thành trên Biển Đông khiến công tác tìm kiếm sẽ khó khăn, để làm tốt công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong thời gian tới, đồng chí Phạm Minh Chính đề nghị Bộ tư lệnh Quân khu 4, ban, ngành tỉnh Thừa Thiên - Huế và lực lượng chức năng cần cố gắng hơn nữa; làm tốt công tác chính sách cho những người hy sinh và thiệt mạng;  tập trung mọi nguồn lực với quyết tâm tiếp cận Rào Trăng 3 nhanh chóng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các lực lượng tham gia; động viên các lực lượng đang công tác tại hiện trường và có phương án luân chuyển các lực lượng phù hợp.

Cùng với đó, lực lượng chức năng cũng cần ổn định tình hình nhân dân, động viên các gia đình bị nạn sớm ổn định cuộc sống; thực hiệu quả 4 tại chỗ và không được chủ quan trong mọi tình huống.

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân ở Thủy điện Rào Trăng 3

Chiều 16/10, Đại tá Nguyễn Đình Thừa, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, lực lượng Công an đang dùng ca nô đi ngược lòng hồ thuỷ điện Hương Điền để tiếp cận thuỷ điện Rào Trăng 3 đưa một thi thể nạn nhân gặp nạn tại khu vực thủy điện này về.

Vào sáng cùng ngày, nhóm 8 công nhân ở lại thuỷ điện Rào Trăng 3 đã phát hiện một thi thể nổi trên mặt đất. Theo các công nhân, vào tối 15/10 trời mưa lớn nên đất đá bị rửa trôi làm phát lộ thi thể nói trên.

Mặc dù thời tiết tại xã Phong Xuân có mưa lớn nhưng các lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn đang tích cực triển khai thông đường 71 để tiếp cận thuỷ điện Rào Trăng 3, hiện còn cách khoảng 13km.

Công an tỉnh Thừa Thiên Huế được giao nhiệm vụ cứu nạn bằng đường thủy nhóm công nhân mất tích còn lại. Theo phương án đường thủy, lực lượng cứu hộ sẽ tiếp cận lòng hồ thuỷ điện Hương Điền từ một nhánh rẽ ở đường 16, sau đó ngược lòng hồ 10km để lên Rào Trăng 4, rồi tiếp tục lên Rào Trăng 3. Tuy nhiên, trong ngày 16/10, do nước chảy xiết nên việc tìm kiếm bằng đường thuỷ của lực lượng Công an tạm dừng.

Bên cạnh đó, khối lượng đất đá sạt lở rất lớn nên việc cứu nạn rất khó khăn. Lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp cận ghi nhận hiện trường, lên phương án để sẵn sàng chờ máy móc thông đường 71 nhằm triển khai tìm kiếm các nạn nhân.

Thủ tướng trao quà cho Quân khu 4. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Hình ảnh anh bộ đội lăn xả cứu dân hết sức ấn tượng

Sáng nay (16/10), tại Nghệ An, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc tại Quân khu 4, đơn vị có 10 cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Thủy điện Rào Trăng 3.

Báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 kể lại, trước khi lên đường, đồng chí Phó Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Văn Man có nói, nhân dân đang cần chúng ta từng giờ, từng phút, dù khó khăn thế nào cũng phải đi, kể cả có hy sinh.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ xúc động khi nghe thông tin mới nhất về sự cố đặc biệt nghiêm trọng đối với các đồng chí của Quân khu 4 trong tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở Rào Trăng 3.

“Trong mùa mưa lũ năm nay, các đồng chí Quân khu 4 đã làm nhiều việc kịp thời như cứu hộ, cứu nạn các thuyền viên mắc kẹt trên vùng biển Cửa Việt. Một lần nữa hình ảnh bộ đội Quân khu 4 lăn xả cứu dân hết sức ấn tượng”, Thủ tướng nói.

Điều ấn tượng sâu sắc nữa là việc cứu hộ, cứu nạn ở Thủy điện Rào Trăng 3. Trước hết, Quân khu đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu về công tác cứu hộ, cứu nạn; đã có phương án quyết liệt, kịp thời, đã huy động tối đa mọi lực lượng, phương tiện để cứu người. “Các đồng chí đã dũng cảm vượt mưa lũ, bùn đất để hành quân ngày đêm đến Rào Trăng 3 càng sớm càng tốt trong điều kiện giao thông bị chia cắt”, Thủ tướng nêu rõ, đoàn công tác của Quân khu 4 đã dũng cảm hy sinh để cứu dân. Đây là sự mất mát rất lớn, tổn thất nặng nề đối với Quân khu.

Tiếp tục tìm kiếm 16 nạn nhân mất tích

Ngày 16/10, Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tiếp tục chỉ huy lực lượng, huy động phương tiện khắc phục giao thông tuyến đường vào thủy điện Rào Trăng 3, tổ chức tìm kiếm 16 nạn nhân còn mất tích tại đây khi giao thông được kết nối. 

Quân đội sẽ tiếp tục đưa phương tiện, thiết bị vào hiện trường với quyết tâm mở đường vào khu vực sạt lở Rào Trăng 3. 

Tuy nhiên, thời điểm này trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói chung và xã Phong Xuân, huyện Phong Điền trời đang có mưa lớn. Việc mưa lớn dự báo sẽ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các phương án tìm kiếm các công nhân bị mất tích.

Trước đó, trong ngày 15/10, đồng thời với việc tìm kiếm 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích tại Tiểu khu 67, các lực lượng Công an tỉnh đã đi bằng đường thuỷ vận chuyển lương thực, thực phẩm và thuốc men và nhiên liệu vào thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4. Sử dụng các phương tiện đường thủy tìm kiếm người mất tích trên lòng hồ và khu vực bị sạt lỡ của Thủy điện Rào Trăng 3 (chưa phát hiện thêm trường hợp nào).

Đến 19 giờ 20 ngày 15/10, đã tìm kiếm được toàn bộ thi thể 13 cán bộ, chiến sĩ, đã được đưa về Bệnh viện Quân y 268, Quân khu 4.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường.

Nỗ lực mở đường, tiếp cận thuỷ điện Rào Trăng 3

Sáng 16/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ có cuộc họp với lãnh đạo Quân khu 4 và các lực lượng liên quan triển khai phương án tìm kiếm, cứu nạn 16 công nhân đang mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3 trong điều kiện thời tiết đang có mưa, nguy cơ sạt lở và lũ ống rất cao.

Báo cáo tại cuộc họp cho biết hiện lực lượng cứu hộ cứu nạn đang gập rút mở đường 71 vào điểm sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 để tổ chức tìm kiếm 16 mất tích. Lực lượng tiền trạm đã tiếp cận được khu vực này nhằm khảo sát hiện trường, giúp cho Sở Chỉ huy tiền phương có phương án tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi đường thông tuyến.

Trong sáng ngày 16/10, các lực lượng cứu hộ phải mở đường vượt qua một ngầm lớn để tiến vào thủy điện Rào Trăng 4, từ đó đưa phương tiện cơ giới tiếp tục mở đường vào rào Trăng 3. Đồng thời, khảo sát vị trí nhà điều hành của thủy điện Rào Trăng 4 nếu đảm bảo an toàn sẽ làm nơi hậu cứ đóng quân, tập kết phương tiện, đảm bảo hậu cần đầy đủ phục vụ cho nhiệm vụ tìm kiếm lâu dài ở Thủy điện Rào Trăng 3.

Trước đó, lực lượng do Công an tỉnh đã tiếp cận bằng đường thủy vào Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 để vận chuyển hàng hóa cứu trợ; đưa được 24 người và 1 người tử vong về cấp cứu tại bệnh viện.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4, các lực lượng tại địa phương và các doanh nghiệp hỗ trợ phương tiện cứu hộ, cứu nạn đã góp phần thành công công tác đợt 1- đưa toàn bộ thi thể 13 cán bộ, chiến sĩ gặp nạn về nhà tang lễ.

Trong những ngày tới, các lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ tập trung mọi nỗ lực, phối hợp với các lực lượng khơi thông tuyến đường lên Rào Trăng 3 phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn. Tiếp tục duy trì hoạt động của Sở Chỉ huy tiền phương với lực lượng nòng cốt của Quân khu 4 và của tỉnh để triển khai cứu hộ, cứu nạn.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn tốt nhất theo phương châm “4 tại chỗ” và phải bảo đảm an toàn cao cho lực lượng. Nắm chắc diễn biến về thời tiết, báo cáo chính xác vị trí cứu hộ cứu nạn, gia cố tuyến đường 71 bảo đảm an toàn cho các phương tiện lưu thông.

Đồng thời đề nghị các đơn vị cần có hệ thống hậu cần tốt về điện, lương thực, phương tiện; bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành cứu hộ, cứu nạn. Các Bộ, ngành Trung ương sẽ tăng cường phương phương tiện, lực lượng cho tỉnh.

Ngoài lực lượng chủ lực và lực lượng phối hợp, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu có lực lượng dự báo điểm sạt trượt núi trong mùa mưa; cử các công nhân thông thạo địa hình, địa vật hỗ trợ lực lượng cứu hộ, cứu nạn.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại Thừa Thiên-Huế. 

Công điện khẳng định: Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đã và sẽ làm hết sức mình, tập trung chỉ đạo các lực lượng triển khai tìm kiếm cứu nạn với tinh thần trách nhiệm cao nhất, triển khai nhanh nhất, khẩn trương nhất nhằm giảm thiểu những thiệt hại.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình và thân nhân các cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ bị hy sinh và công nhân bị tử nạn. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế và các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương xác định danh tính người bị nạn; tổ chức, thực hiện tốt việc thăm hỏi, động viên và thực hiện chế độ chính sách tốt nhất đối với cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ và hậu phương gia đình, thân nhân của các cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ đã hy sinh và các công nhân bị tử nạn, nhất là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời chuẩn bị các phương án tổ chức Lễ tang đảm bảo trang trọng, chu đáo.

2. Các Bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục chỉ đạo các lực lượng khẩn trường tìm kiếm các công nhân còn đang mất tích tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3, khẩn trương đưa những người đang bị mắc kẹt do địa hình bị chia cắt ra khỏi nơi nguy hiểm, kịp thời đảm bảo lương thực, thực phẩm, thuốc men, cứu chữa những người bị thương và thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh môi trường; bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện của lực lượng tìm kiếm cứu nạn.

3. Hiện nay, trên Biển Đông đang hình thành áp thấp nhiệt đới có thể thành bão, gây mưa lớn ở các tỉnh miền Trung, trong đó có khu vực tìm kiếm cứu nạn trong những ngày tới. Yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng, Y tế và Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan, theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục theo dõi diễn biến của thiên tai, bão lũ để kịp thời ứng phó với tình hình theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhà nước, nhân dân; an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện, các công trình trọng yếu, nhất là các tình huống sạt lở đất có thể xảy ra.

4. Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình tìm kiếm cứu nạn và khắc phục sự cố trên đây.

Khẩn trương nhưng phải bảo đảm an toàn

Trước đó, vào lúc 11 giờ ngày 15/10, tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lực lượng tìm kiếm cứu nạn ở Sở chỉ huy tiền phương Quân khu 4 đã tìm thấy bốn thi thể đầu tiên trong Đoàn cán bộ công tác gặp nạn hôm 12/10. Trong buổi chiều, các thi thể khác tiếp tục được tìm thấy. 

Sở chỉ huy tiền phương Quân khu 4 đã chỉ đạo lực lượng tìm kiếm kéo dài công tác cứu nạn xuyên đêm. Với gần 2 triệu mét khối đất non mềm vùi lấp toàn bộ Tiểu khu 67, cán bộ chiến sĩ tham gia cứu nạn phải thực hiện nhiệm vụ thực sự an toàn, nhưng cũng cần khẩn trương.
 
Trước đó, lực lượng chức năng đã khoanh vùng vị trí trọng điểm để tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm, nỗ lực tranh thủ từng giờ, từng phút, chạy đua với thời gian tìm kiếm các nạn nhân tại vị trí nhà kiểm lâm ở Tiểu khu 67. Các đơn vị cũng đồng thời tiếp tục thông tuyến đến khu vực Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã trực tiếp đến hiện trường động viên các lực lượng chỉ đạo công tác tìm kiếm nạn nhân còn lại trong thời gian sớm nhất.

Cũng trong sáng nay, Bộ Quốc phòng đã thiết lập cuộc họp trực tuyến giữa Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Sở chỉ huy tiền phương, hiện trường tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.

Thượng tướng Phan Văn Giang chỉ đạo Bộ tư lệnh Công binh, Bộ tư lệnh Quân khu 4 và các đơn vị liên quan cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế huy động tối đa phương tiện, lực lượng tham gia, tổ chức tìm kiếm tất cả những nạn nhân đang còn mất tích; trong đó đặc biệt chú trọng công tác an toàn về người và phương tiện, trang thiết bị.

Chiều nay, Thượng tướng Phan Văn Giang sẽ có cuộc giao ban trực tuyến với Sở chỉ huy tiền phương và các lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

Trước đó, ngày 14/10, Bộ trưởng Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo: Các lực lượng tham gia khẩn trương thực hiện tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn với quyết tâm cao nhất, không quản ngại khó khăn về thời tiết, ngày đêm, tranh thủ từng giờ, từng phút, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất.

Tập trung, huy động mọi lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất để hoàn thành công tác tìm kiếm trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời, Bộ Quốc phòng lập cầu hàng không, bảo đảm trinh sát, vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men kịp thời chi viện cán bộ, nhân dân các khu vực bị cô lập, chia cắt và mất liên lạc. Tổ chức thực hiện tốt nhất công tác chính sách đối với các đối tượng. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng biểu dương các lực lượng đã nỗ lực khắc phục khó khăn, khẩn trương thực hiện công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn.

Cũng cho tới thời điểm này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kịp thời đưa 24 công nhân, chuyên gia và một thi thể công nhân Thủy điện Rào Trăng 3 về Bệnh viện Đa khoa Bình Điền.

Hình ảnh xe cấp cứu đưa nạn nhân từ khu vực sạt lở về Huế. - Ảnh: VGP/Thế Phong

Khả năng mưa lớn diện rộng nhiều ngày tại TT-Huế

Tiếp sau đợt mưa lũ kéo dài từ 6 đến 13/10 khiến mực nước có nơi vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên-Huế cảnh báo sẽ có đợt mưa lớn trên diện rộng từ ngày 16 đến 19/10.

Nguyên nhân của đợt mưa lớn này là do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên biển Đông kết hợp với không khí lạnh có cường độ mạnh.

Tổng lượng mưa dự báo tính từ ngày 16/10 đến hết ngày 19/10 phổ biến 300 – 600mm,  có nơi trên 600mm, nguy cơ sạt lở đất vùng núi, ven sông, biển. Mưa lũ sẽ  tiếp tục diễn biến phức tạp từ 21-24/10.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu các địa phương lên phương án chủ động ứng phó với mưa lũ. Trước 13h ngày 16/10,  hoàn thành việc di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ mất an toàn, sạt lở. Các sở, ban ngành cũng chủ động thực hiện  phương án nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản trong thiên tai.

Đưa ra dự báo tương tự, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Trung Trung Bộ nối với áp thấp nhiệt đới có khả năng đi vào Trung Bộ nên từ ngày 16-21/10 ở Trung Bộ có mưa rất to, riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình có khả năng mưa đặc biệt to. Tổng lượng mưa từ ngày 16-21/10 ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình phổ biến 500-800mm, có nơi trên 800mm; ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế phổ biến 300-500mm, có nơi trên 500mm; ở các tỉnh/thành từ Đà Nẵng đến Phú Yên từ 200-300mm, có nơi trên 350mm.

Từ đêm 16/10 đến ngày 18/10 ở Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến khoảng 100-200mm, có nơi trên 250mm.

Cảnh báo: Sau ngày 21/10, ở các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ tiếp tục có khả năng xảy ra mưa lớn kéo dài.

Không còn dấu vết nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3

Trước đó, trong buổi sáng, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, hướng đường bộ, lực lượng công binh đang tích cực đào bới để tìm kiếm những người bị vùi lấp tại khu nhà kiểm lâm. Chó nghiệp vụ cũng được sử dụng để hỗ trợ lực lượng tìm kiếm. 

Nhà điều hành thủy điện đã bị đất đá vùi lấp, không còn dấu vết.

Tại hướng đường thủy, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế tiếp tục triển khai sử dụng xuồng, cano cao tốc để vượt lòng hồ thủy điện Hương Điền đưa lực lượng tiến sâu vào khu vực Thủy điện Rào Trăng 3 với hướng tiếp cận là khu vực thân đập thủy điện.

Theo nhận định, tại khu vực thân đập thủy điện sẽ có khả năng tìm kiếm nhiều công nhân mất tích. Tại các vị trí tìm kiếm, công tác thông tin được đảm bảo thông suốt nhằm phục vụ công tác chỉ huy.

Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tiếp tục tăng cường nhân lực, phương tiện đến khu vực sạt lở. Thực hiện chỉ đạo của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Trường Trung cấp 24 Biên phòng đã thành lập Đội tìm kiếm cứu nạn gồm 7 cán bộ, huấn luyện viên (1 Đội trưởng, 2 giáo viên, 3 huấn luyện viên, 1 bác sĩ thú y) và 3 chó nghiệp vụ.

Hiện nay thời tiết tại Thừa Thiên Huế ít mưa, khá thuận lợi cho các lực lượng chức năng triển khai công tác giải cứu các người đang bị mặc kẹt tại nhà máy thủy điện và tìm kiếm người mất tích.

Theo ghi nhận phóng viên Báo điện tử Chính phủ, từ xã Phong Xuân, nhiều phương tiện như xe cấp cứu, xe chở bộ đội, vật tư, thiết bị, hàng cứu trợ... tiếp tục được điều động đến khu vực bị nạn.

Đến sáng nay, vẫn còn 29 người mất tích, không liên lạc được, trong đó có 16 người tại nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 và 13 người trong đoàn cứu hộ.

Trên cả nước, đến sáng 15/10, đã có 40 người chết do đợt mưa lũ hiện nay.

CÁC DIỄN BIẾN CHÍNH ngày 14/10:

Ngày 14/10, các lực lượng cứu hộ tiếp cận hiện trường sạt lở từ 3 mũi: đường không, đường thủy và đường bộ.

- Hàng không: Trực thăng trinh sát, phát hiện và cứu trợ lương thực, thực phẩm cho những người gặp nạn.

- Đường thủy: Cảnh sát đi thuyền máy và cano, lần lượt tiếp cận thủy điện Rào Trăng 4 và Rào Trăng 3, phát hiện một thi thể nam tại Rào Trăng 3, đưa về bệnh viện Đa khoa Bình Điền để xác nhận danh tính. Ngoài ra, cảnh sát di chuyển 19 công nhân, chuyên gia của Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4 về TP Huế.

- Đường bộ: Hàng trăm người và hàng chục xe cơ giới, xe đặc chủng mở đường vào điểm sạt lở; đến 12h30 vào được trạm quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67 - nơi 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích.

Việc tìm kiếm các nạn nhân tiếp tục diễn ra ở hiện trường.

Đất đá vùi lấp nhiều điểm Thủy điện Rào Trăng 3

Trong ngày 14/10, lực lượng cứu hộ theo đường thuỷ sau nhiều giờ vượt rừng, băng thác đã tiếp cận được khu vực xảy ra vụ sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3.

Đoàn bắt đầu khỏi hành từ lòng hồ Thủy điện Hương Điền đi theo đường thủy đến Thủy điện Rào Trăng 4. Sau nhiều giờ đi bộ, vượt rừng, băng thác, lực lượng cứu hộ đã tiếp cận khu vực xảy ra vụ sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3. Tại hiện trường, nhiều khối đất đá sạt lở vùi lấp gần như toàn bộ nhà điều hành và các lán trại kề bên.

Tại đây, có một số công nhân sử dụng máy xúc để tìm kiếm những đồng nghiệp đang bị vùi lấp dưới lớp đất đá.

Công nhân Lê Văn Lộc, Thủy điện Rào Trăng 3 kể lại, mọi người đang ngủ ở lán bên này, 12 giờ đêm thì nghe tiếng đất đá sạt lở và tiếng kêu gào. Tất cả nhào ra đống bùn đất đào bới, cứu được 6 người, còn một số người bị vùi lấp.

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã kiểm tra toàn bộ hiện trường nhưng không phát hiện người bị nạn trên mặt đất và các khu vực lân cận.   

Bộ đội Quân khu 4 tiến hành tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường.

Cũng trong ngày 14/10, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại buổi họp về công tác tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân do sạt lở đất tại trạm quản lý bảo vệ rừng 67 và thủy điện Rào Trăng 3.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay lực lượng, phương tiện để tìm kiếm cứu nạn đối với những người còn bị mất liên lạc với tinh thần quyết liệt nhất, tiếp cận nhanh nhất, ứng cứu kịp thời, hiệu quả nhất theo phương án của Ban Chỉ đạo tiền phương dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhằm giảm thiểu những thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân và lực lượng cứu nạn.

 
 

Khu vực Trạm bảo vệ rừng 67 trước và sau vụ sạt lở

Giải cứu thành công 19 người

Lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên -Huế sử dụng xuồng và cano đã vượt qua lòng hồ thủy điện Hương Điền tại xã Hương Bình, huyện Phong Điền vận chuyển hàng hóa tiếp viện cho những công nhân đang tập trung ở Thủy điện Rào Trăng 4.

Đến chiều 14/10, lực lượng tại đây đã đưa 19 người đến bệnh viện là Bệnh viện Quân y 268 và Bệnh viện đa khoa Phong Điền.

Những người được sơ tán phần lớn là công nhân của hai nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4. Sau khi được sơ tán, số công nhân còn lại ở nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 là 8 người và Rào Trăng 4 là 28 người.

Lãnh đạo Quân khu 4 tiếp cận hiện trường để đánh giá và chuẩn bị phương án cứu hộ-cứu nạn. - Ảnh: QĐND

Lực lượng chức năng cũng đã tìm thấy 1 thi thể nam, được nhận định là công nhân của nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 và đưa về Bệnh viên Đa khoa Bình Điền (thị xã Hương Trà) để giám định nhân thân.

Dự kiến, lực lượng chức năng của Sở chỉ huy tiền phương sẽ tiếp tục tiếp cận nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 trong sáng 15/10 để tiếp tục sơ tán những người còn bị mắc kẹt tại đây.

Cũng theo thông tin từ Sở Chỉ huy tiền phương, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tiếp cận hiện trường sạt lở tại trạm kiểm lâm 67. Lực lượng chuyên môn và chó nghiệp vụ đang trong quá trình tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích.

Hiện trường tại trạm kiểm lâm 67, một lượng đất đá đã san bằng một khoảng rộng lớn. Các xe múc và lực lượng cứu hộ cứu nạn đang trong quá trình tìm kiếm. Các lực lượng sẽ tiếp tục tìm kiếm, quyết tâm tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích.

Đến thời điểm hiện nay hơn 700 cán bộ, chiến sĩ của Quân khu 4 và các đơn vị tăng cường của Bộ Quốc phòng đang nỗ lực chạy đua với thời gian, tranh thủ từng phút từng giờ, tổ chức các biện pháp tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân còn mất liên lạc tại Tiểu khu 67, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, với quyết tâm: Thực hiện nhiệm vụ an toàn, hiệu quả, chất lượng nhất.

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 khẳng định: Hiện nay chúng tôi đang tập trung lực lượng, phương tiện, tìm kiếm cứu nạn những nạn nhân đang mất tích và chưa liên lạc được. 

Trực tiếp chỉ huy các lực lượng cứu hộ tại vị trí xảy ra sự cố, Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 và Thiếu tướng Nguyễn Đức Hóa, Phó chính ủy Quân khu 4 đã tổ chức kiểm tra toàn bộ khu vực xảy ra sự cố. Tại hiện trường, một lượng lớn đất đá lên đến hàng trăm nghìn mét khối bị kéo trượt xuống phía đường quốc lộ…

Quán triệt nhiệm vụ cho các lực lượng, Thiếu tướng Hà Thọ Bình yêu cầu: Tất cả các lực lượng phải tranh thủ từng phút, từng giờ, chạy đua với thời gian tổ chức tham gia tìm kiếm, cứu nạn một cách hiệu quả nhất, bởi hiện nay cơn bão số 7 đang áp sát vào đất liền, hoàn lưu của bão sẽ gây mưa trên diện rộng. Nếu mưa xuống hoạt động tìm kiếm sẽ vô cùng khó khăn vất vả. Tuy nhiên quá trình thực hiện nhiệm vụ vấn đề an toàn phải đặt lên hàng đầu. Tuyệt đối không được lơ là chủ quan. Dù khó khăn đến đâu cũng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức thực hiện nhiệm vụ một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Với tinh thần trách nhiệm cao nhất, lực lượng Quân đội sẽ tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng một cách hiệu quả chất lượng cao nhất.

Cũng trong chiều 14/10, lực lượng Biên phòng huyện A Lưới đã liên lạc với những công nhân tại nhà máy Thủy điện A Lin B2. Theo đó, toàn bộ 14 công nhân tại đây vẫn an toàn và có đủ lương thực, thực phẩm dự trữ.

Trong ảnh: Lực lượng cứu hộ triển khai đưa người bị thương vào bờ. Ảnh: TTXVN phát

Phó Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân khu 4 chỉ đạo cứu nạn tại hiện trường

12h30', lực lượng của Sở Chỉ huy tiền phương đã tiếp cận đường bộ được thông tuyến để thực hiện các biện pháp cứu hộ, cứu nạn điểm sạt lở tại Trạm quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67.

Đến 10h sáng nay (14/10), lực lượng cứu hộ, cứu nạn gồm hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 414, Sư đoàn 968 và lực lượng giao thông của tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng các phương tiện xe ủi, xe múc đã mở được đường vào khu vực sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3. 

Sở chỉ huy tiền phương do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó tổng Tham mưu trưởng và Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu đã tiếp cận vào vị trí, khu vực bị nạn. Hiện nay, trực thăng cứu hộ, cứu nạn cũng đã có mặt tại hiện trường để cùng tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.


Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân cùng tổ bay xác định vị trí cứu hộ cứu nạn. 

Đến 9h30' sáng nay (14/10), Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, trực tiếp chỉ huy tổ bay trên không của Trung đoàn 930 (Sư đoàn 372) đã tổ chức thực hiện bay tiếp tế, thả hàng tiếp tế cho các công nhân tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2.

Hiện tại, gần 600 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang và các đơn vị chức năng của tỉnh Thừa Thiên-Huế cùng các phương tiện đã có mặt tại vị trí để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn những người còn mất tích.

Sở Chỉ huy tiền phương cho biết, công tác cứu hộ cứu nạn hiện đang được các lực lượng triển khai khẩn trương, tập trung cao độ. Hiện, công tác thông tin liên lạc được các đơn vị quân đội và viễn thông phối hợp triển khai bảo đảm thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn.

Xe cấp cứu đang được tăng cường tại Bệnh viện đa khoa Bình Điền, các y bác sĩ đang khẩn trương chuẩn bị phương tiện đón nạn nhân. Dự kiến, bệnh viện này sẽ đón 18 người bị thương và người tử nạn.

Hình ảnh đường đi và vị trí của bão số 7 và áp thấp nhiệt đới mới xuất hiện.

Quyết tâm trong hôm nay cứu toàn bộ các nạn nhân ra khỏi điểm sạt lở

Tới sáng 14/10, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế xác nhận còn 30 người mất tích, chưa liên lạc được trong đó có 17 công nhân tại tại nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 và còn 13 người trong đoàn đi cứu hộ, cứu nạn. Lãnh đạo Công ty thủy điện Rào Trăng 3 xác nhận 3 công nhân tử vong. 

Sáng ngày 14/10, Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn đã họp để tiếp tục triển khai các phương án cứu hộ, cứu nạn tại các điểm sạt lở khu vực các thủy điện thuộc xã Phong Xuân, huyên Phong Điền; Ban chỉ huy yêu cầu các lực lượng tranh thủ thời tiết nắng ráo để triển khai các biện pháp, phương tiện cứu hộ bảo đảm tiếp cận mục tiêu một cách sớm nhất và an toàn nhất.

Muc tiêu tiếp cận để tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ là trạm tại Trạm quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67 và Thủy đíện Rào Trăng 3, 4 và Thủy điện A Lin BI, B2.

Lực lượng không quân triển khai cứu hộ, cứu nạn các nạn tại các thủy điện. - Ảnh: VGP

Hướng cứu nạn tiếp cận từ 3 mũi đường không (2 máy báy bay trực thăng từ sân bay Phú Bài đã được huy động), đường thủy và đường bộ.

Dự kiến cuối giờ sáng nay, hướng tiếp cận đường bộ sẽ được thông tuyến để thực hiện các biện pháp cứu hộ, cứu nạn điểm sạt lở tại Trạm quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67.

Công tác thông tin liên lạc được các đơn vị quân đội và viễn thông phối hợp triển khai bảo đảm thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn.

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết công tác cứu hộ cứu nạn hiện đang được các lực lượng triển khai khẩn trương, tập trung cao độ với quyết tâm trong ngày hôm nay đưa các nạn nhân ra khỏi các điểm sạt lở.

Dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, Bộ tư lệnh Quân khu 4 tranh thủ từng giờ, từng phút, không quản ngày đêm, thời tiết mưa gió, dồn hết nhân lực và vật lực phối hợp với các lực lượng triển khai mọi biện pháp nhanh chóng tiếp cận TKCN các nạn nhân bị mất liên lạc, với quyết tâm thực hiện nhiệm vụ cứu hộ-cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình.

Đoàn xe của Lữ đoàn Công binh 414 cơ động vào hiện trường. - Ảnh: QĐND

Trong khi đó, tối 13/10, Giám đốc Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 Nguyễn Đại Thành cho biết, hiện tại phía Công ty đã ghi nhận có 3 trường hợp công nhân của Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 bị tử vong do sạt lở núi vào ngày 12/10. 

Cuối giờ chiều 13/10 lực lượng cứu hộ đã đưa được 5 người bị thương từ Thủy điện Rào Trăng 3 đang ở Thủy điện Rào Trăng 4 đi cấp cứu. Thông tin trước đó cho biết, 40 công nhân từ nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3 đã di chuyển bằng đường rừng đến nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 4.

Ở miền Bắc, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 14/10, bão số 7 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ. Ở đảo Bạch Long Vĩ đã quan trắc được gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20 km/h.

Cùng với đó, một áp thấp nhiệt đới tiếp tục xuất hiện gần Biển Đông. Hồi 04 giờ ngày 14/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,0 độ Vĩ Bắc; 125,2 độ Kinh Đông, trên bờ biển phía Đông miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Kiểm tra công tác chống bão tại Ninh Bình

Ngày 14/10, Đoàn công tác do Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình triển khai công tác phòng chống cơn bão số 7 tại tỉnh Ninh Bình.

Kiểm tra thực tế tại các trọng điểm, vị trí xung yếu trên tuyến đê Bình Minh 4, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, ông Trần Quang Hoài đánh giá cao công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện ứng phó với bão số 7 của tỉnh. Ông Trần Quang Hoài đề nghị Ninh Bình tiếp tục theo dõi sát tình hình diễn biến đường đi của bão, ứng phó kịp thời khi bão vào đất liền, đảm bảo tính mạng và tài sản của nhân dân; triển khai tốt các phương án bảo vệ sản xuất, nhất là vùng nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Sơn, đồng thời kiểm tra và đảm bảo an toàn các công trình phòng chống lụt bão. Tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục duy trì tốt công tác phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ".

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình, tính đến 9 giờ ngày 14/10, tỉnh Ninh Bình đã thông báo và kêu gọi toàn bộ 130 phương tiện, 401 thuyền viên về nơi cư trú an toàn; kêu gọi 412 lao động của 296 lều, chòi đang nuôi trồng thủy sản trong khu vực đê Bình Minh 3 và Cồn Nổi vào nơi tránh trú an toàn. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh vận hành 21 máy bơm của 8 trạm và 63 cống dưới đê, cống hồ để tiêu kiệt nước đệm. Toàn tỉnh đã thu hoạch 21.485 ha lúa mùa ha (đạt 68%), trồng được 3.148,4 ha cây rau màu các loại. 

Các Ban quản lý dự án đã chỉ đạo các đơn vị thi công trên các tuyến đê tạm dừng thi công và có phương án đảm bảo an toàn cho đến khi bão tan. UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra các tuyến đò ngang, đò dọc và tạm dừng hoạt động các tuyến đò kể từ 10 giờ ngày 14/10 đến khi bão tan.

Lên phương án sơ tán hơn 150.000 người dân

Sáng 14/10, tại Hà Nội, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với với bão số 7.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6 giờ ngày 14/10, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 31.096 tàu/115.607 người biết để di chuyển, thoát khỏi vùng nguy hiểm. Hiện chỉ còn 330 tàu/700 người chủ yếu hoạt động ven bờ Quảng Ninh. Sáng 14/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã kiên quyết yêu cầu các tàu này di chuyển về bờ để đảm bảo an toàn.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai báo cáo, đến sáng 14/10, các tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đã tổ chức cấm biển từ ngày 13/10.

Các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An lên phương án sơ tán hơn 150.000 dân trước khi bão số 7 đổ bộ vào đất liền. Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa 10.824 hộ/46.760 người nằm trong phạm vi cách bờ biển 200m; tỉnh Nghệ An 12.341 hộ/102.112 người; tỉnh Nam Định 1.100 người, tỉnh Thái Bình 3.019 người; tỉnh Ninh Bình 412 người). Thành phố Hải Phòng đã di dời 90 người ở khu vực nguy hiểm đảo Cát Hải đến nơi an toàn.

Tính đến 23 giờ ngày 13/10, các địa phương có 212 xã, phường/135.329 hộ bị ngập; 36 người chết (30 người do bị lũ cuốn, 3 thuyền viên trên biển, 3 người bị điện giật do dọn dẹp sau lũ, chưa đề cập đến các nạn nhân do sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3 do chờ xác minh). Ngoài ra, 585 nhà bị sập đổ, hư hỏng; 135.731 nhà bị ngập; 870 ha lúa, 5.314 ha hoa màu bị ngập, vùi lấp; 3.588 ha thủy sản bị thiệt hại; 332.350 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 335 điểm trường bị ngập và 27 điểm trường bị hư hại; 26,3 km bờ biển sạt lở, nhiều điểm quốc lộ bị sạt, hư hỏng.

Hiện tình trạng ngập lụt, sạt lở còn gây ách tắc ở một số vị trí trên các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ 1A, 49, 49B (Thừa Thiên-Huế); đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 9 (Quảng Trị); Quốc lộ 9B, Quốc lộ 15 (Quảng Bình). Tuyến đường sắt Hà Nội - Đông Hà chưa thông tuyến.

Công điện mới ứng phó bão số 7

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vừa có Công điện số 25/CĐ-TWPCTT về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 7.

Công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Giang và Hà Nội; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí.

Công điện nêu rõ:

Bão số 7 với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 11 đang tiếp tục di chuyển nhanh về phía đất liền nước ta; trưa và chiều mai (ngày 14 tháng 10) bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Để chủ động ứng phó hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1393/CĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2020, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Đối với tuyến biển và ven bờ:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh (vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới từ vĩ tuyến 16,5 đến 21,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông và được cập nhật theo các bản tin của cơ quan dự báo).

- Kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại khu neo đậu; triển khai công tác đảm bảo an toàn về người và tài sản đối với các hoạt động du lịch, trên các đảo và lồng bè nuôi trồng thủy hải sản ven biển và đất liền; không để người dân ở lại lồng bè, chòi canh, tàu thuyền khi bão đổ bộ.

- Quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền, căn cứ tình hình cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấm biển. 

2. Đối với tuyến đất liền:

- Chủ động sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.

- Chỉ đạo hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, gia cố bảo vệ công trình, chặt tỉa cành cây,… để hạn chế thiệt hại do bão.

- Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các công trình công cộng, khu công nghiệp ven biển, bến cảng, kho tàng, hầm lò, hệ thống điện, bãi thải khai thác khoáng sản, dự án đang thi công.

- Chủ động tiêu thoát nước đệm phòng, chống úng ngập, triển khai các phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

- Tổ chức vận hành, bảo đảm an toàn các hồ đập thủy lợi, thủy điện, đối với các hồ đập xung yếu cần chủ động hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn; bố trí lực lượng thường trực để kịp thời xử lý khi có tình huống.

- Triển khai công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu.

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường đưa tin về diễn biến của bão và công tác chỉ đạo ứng phó để các địa phương và nhân dân biết, chủ động ứng phó.

Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và các cơ quan có liên quan tổ chức trực ban nghiêm túc, kịp thời tham mưu, chỉ đạo công tác ứng phó bão theo nhiệm vụ được giao.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo ứng phó mưa lũ tại Thừa Thiên - Huế

Chiều nay, 13/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có mặt tại tỉnh Thừa Thiên - Huế để kiểm tra tình hình mưa lũ và công tác cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cũng vừa quyết định hoãn tổ chức Đại hội Đảng bộ để tập trung ứng phó thiên tai.

Cùng ngày, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã có báo cáo về 13 người hiện còn mất tích, chưa liên lạc được trong đoàn công tác đi kiểm tra, xác minh để có phương án cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3. 

Ngay sau khi máy bay hạ cánh tại sân bay Phú Bài, Phó Thủ tướng và đoàn công tác tiếp tục di chuyển bằng ô tô về khu vực Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền. Cùng đi với đoàn công tác có Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.

Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 1394/CĐ-TTg chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại khu vực Trạm kiểm lâm số 7 và thủy điện Rào Trăng 3.

Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Doãn Anh (bìa trái) báo cáo tình hình với Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng (giữa) tại huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, chiều 13/10. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Huy động mọi lực lượng, ứng cứu khẩn trương nhất

Theo phóng viên Báo điện tử Chính phủ tháp tùng đoàn công tác, phát biểu tại cuộc làm việc ngay sau đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những ngày qua, các tỉnh miền Trung, nhất là Thừa Thiên - Huế đã phải hứng chịu đợt mưa lũ đặc biệt lớn (nhiều nơi mưa trên 2.000mm trong 1 tuần qua, bằng gần 50% tổng lượng mưa cả năm); lũ trên một số sống vượt mức lũ lịch sử năm 1999.

Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo các bộ, ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Ngày hôm qua, đã xảy ra sự cố sạt lở đất tại khu vực Trạm Quản lý bảo vệ rừng 67 và khu vực thủy điện Rào Trăng 3 làm nhiều người tại thủy điện Rào Trăng 3 và 13 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn đi cứu hộ cứu nạn và gặp nạn (có thể bị đất đá sạt lở vùi lấp).

Sáng 13/10, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn cán bộ chiến sĩ và công nhân tại khu vực Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. Tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quân khu 4 đã lập Sở chỉ huy tiền phương. Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế và các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện nêu trên và các chỉ đạo liên quan.

“Đây là sự cố hết sức nghiêm trọng, nhiều người còn mất liên lạc, nguy cơ bị vùi lấp. Vì vậy, yêu cầu công tác tìm kiếm cứu nạn phải hết sức khẩn trương, cấp bách”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trực tiếp là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Quốc phòng (trực tiếp là Quân khu 4) và các cơ quan tập trung chỉ đạo, cấp bách triển khai lực lượng để tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân với phương châm tiếp cận nhanh nhất, ứng cứu khẩn trương nhất. Đồng thời cần lưu ý bảo đảm an toàn tuyệt đối cho lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn.

Để làm tốt công tác hiệp đồng, phối hợp triển khai tìm kiếm cứu nạn, Thủ tướng Chính phủ đồng ý thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo chung công tác tìm kiếm cứu nạn, đồng chí Tư lệnh Quân khu 4 trực tiếp đề xuất và trực tiếp chỉ đạo triển khai phương án tìm kiếm cứu nạn cụ thể.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng báo cáo nhanh về tình hình ứng phó mưa lũ, cứu hộ cứu nạn với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết, có thể, bằng mọi biện pháp năm tình hình, tiếp cận nhanh nhất khu vực có người bị nạn.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đưa lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương tập trung khắc phục sạt lở, thông tuyến giao thông để phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn (khắc phục ngay các vị trí sạt lở, các ngầm tràn).

UBND tỉnh phân công người phát ngôn, hàng ngày cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình, tiến độ cứu nạn và các vấn đề khác có liên quan đến công tác cứu nạn cho cơ quan thông tin báo chí.

Phó Thủ tướng bày tỏ chia sẻ với những mất mát, lo âu của các gia đình có người đang bị mất tích, bị chết do thiên tai. “Chính phủ làm hết sức mình chỉ đạo các lực lượng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm nhanh nhất, hiệu quả nhất để giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Phó Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao sự vào cuộc chỉ đạo tập trung quyết liệt của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế, lãnh đạo Quân khu 4, các đơn vị liên quan và người dân trong việc ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Đề nghị các lực lượng tập trung hoàn thiện các phương án cứu hộ cứu nạn đã đề ra, Phó Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ cần tập trung số 1 hiện nay là tìm kiếm cứu nạn để tìm được người mất tích, cấp cứu được người sống sót. Cùng với đó, hỗ trợ những người còn đang khó khăn để người dân không bị đói rét, không bị bệnh, không ở cảnh màn trời chiếu đất. Chủ động để đảm bảo vệ sinh môi trường khi nước rút và nước uống cho người dân, không để người dân thiếu nước uống, không để dịch bệnh bùng phát.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý về công tác ứng phó với bão số 7 đang tiến nhanh vào đất liền với vùng ảnh hưởng bão rất rộng. “Lần này, sạt lở đất đã xảy ra với hậu quả rất nặng nề, đặc biệt nghiêm trọng, nên chúng ta không thể chủ quan”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu tiếp tục rà soát tất cả khu vực có thể bị lũ ống, lũ quét, sạt lở đất để chủ động sơ tán dân. Đảm bảo an toàn các hồ đập.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Báo cáo Phó Thủ tướng và Đoàn công tác tại hiện trường, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 cho biết công tác cứu hộ cứu nạn gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết và khối lượng đất đá sạt lở rất lớn. Bộ đội công binh đang dùng mọi phương tiện để mở đường vào khu vực Nhà máy thủy điện.

Phó Thủ tướng động viên các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau khi thị sát hiện trường, Phó Thủ tướng đã cùng các lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã có cuộc họp khẩn ở Sở chỉ huy tiền phương đặt tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế).

30 người chết do mưa lũ

Theo tổng hợp số liệu tính đến 18h00 ngày 13/10/2020 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, từ ngày 6/10 đến nay đã làm 30 người và 14 mất tích, 22 người bị thương. Số nhà ở bị thiệt hại là 541 nhà; số nhà bị ngập nước 160.784 nhà.

Để ứng phó với bão số 7, các tỉnh đã kiểm đếm và hướng dẫn 51.240 lượt tầu thuyền với 229.679 lao động đến nơi tránh trú an toàn. Trong đó, hướng dẫn và cung cấp thông tin về bão cho 84 tầu thuyền đang hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa để chủ động việc tránh trú.

Nghệ An đã ra lệnh cấm biển lúc 15h00 ngày 13/10/2020; Nam Định: 19h00 ngày 13/10/2020; Ninh Bình: 19h00 ngày 13/10/2020. Tỉnh Thanh Hóa dự kiến sáng mai ngày 14/10/2020 cũng sẽ ra lệnh cấm biển.

Theo số liệu của Vụ Quản lý Đê  điều (Bộ NN&PTNT) cũng vừa thông tin:  Đê biển ở các vùng bão số 7 sẽ gây ảnh hưởng mới chỉ chống bão cấp 9 và khi có triều thấp. Vì vậy nếu bão số 7, gió cấp 9 đến cấp 10 nếu gặp lúc triều cường sẽ gây nước dâng, sóng lớn tràn đê, nguy cơ rất cao mất an toàn. Ngoài ra còn nhiều vị trí đang thi công, nhất là đê biển Bình Minh 4, Ninh Bình và 1 số tuyến đê của Nghệ An, cần hết sức chú ý gia cố bảo vệ.

Thông tin về 13 người mất tích khi cứu hộ cứu nạn 

Theo Báo cáo ngày 13/10 của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về sự cố tại khu vực Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả.

Vào 12 giờ ngày 12/10, một người dân gọi điện thoại trực tiếp cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Thiên Định, thông báo vụ việc. Nhận được thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức Đoàn công tác đi kiểm tra, xác minh để có phương án cứu hộ, cứu nạn. Thành phần Đoàn có 21 đồng chí gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh, Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam), Quân khu 4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế, lãnh đạo UBND huyện Phong Điền, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phong Điền và một số cơ quan liên quan.

Đoàn xuất phát lúc 14 giờ ngày 12/10 từ Huyện ủy huyện Phong Điền đi thủy điện Rào Trăng 3. Đến 16 giờ, đoàn đến ngầm tràn sâu trên đường 71, ô tô không qua được. Vì vậy, Đoàn để lại ô tô, đi bộ vào Thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 13 km. Đến 21 giờ cùng ngày, Đoàn đến tiểu khu 67, trạm Kiểm lâm Sông Bồ. Theo thông tin báo về tỉnh lúc 22 giờ ngày 12/10, Đoàn dừng nghỉ tại nhà Kiểm lâm. Lúc 0 giờ ngày 13/10 xuất hiện tiếng nổ lớn, núi, đất đá bị sụt đổ trùm lên nhà Kiểm lâm nơi Đoàn đang nghỉ. Theo thông tin ban đầu, 8 người đã thoát được ra ngoài, 13 người hiện còn mất tích, trong đó có 11 cán bộ Quân đội và hai cán bộ địa phương.

Nhận được tin báo về sự cố, Bộ Quốc phòng đã có Điện lúc 9 giờ ngày 13/10, chỉ đạo Quân khu 4, Cục Tác chiến, Cục Cứu hộ - Cứu nạn và các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ, tích cực triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, lực lượng Quân khu 4 đã phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế điều động lực lượng, phương tiện tổ chức khắc phục sạt lở, thông đường đến khu vực người mất tích và thủy điện Rào Trăng 3; chủ trì, phối hợp với các lực lượng tại chỗ tổ chức tìm kiếm cứu nạn người mất tích tại các khu vực; tổ chức hệ thống thông tin liên lạc thông suốt phục vụ chỉ huy, điều hành công tác tìm kiếm cứu nạn.

Hai đoàn công tác, Đoàn 1 của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn; Đoàn 2 do Phó Chánh Văn phòng Trần Văn Sơn làm trưởng đoàn đã vào hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm người mất tích.

Ngoài các cán bộ trong Đoàn công tác còn có các công nhân thi công thủy điện cũng đang bị mất tích. Hiện Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 và địa phương chủ động nắm chắc tình hình công tác tổ chức tìm kiếm, kịp thời báo cáo, tham mưu giúp lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các lực lượng chức năng tích cực triển khai các biện pháp tiếp cận khu vực sạt lở để tìm kiếm cứu nạn.

Ảnh VGP
Phó Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp khẩn với các lực lượng cứu hộ, cứu nạn. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Còn 2 nhà máy thuỷ điện khác bị cô lập

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa có báo cáo nhanh thông tin liên quan đến các nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 4,  A Lin B1, A Lin B2 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Từ chiều 12/10, sau khi tiếp nhận thông tin về sự cố sạt lở nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3, Văn phòng Ban Chỉ huy và Đài thông tin duyên hải Huế đã cố gắng kết nối liên tục với nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 4 bằng hệ thống vô tuyến nhưng không bắt được liên lạc.

Đến 14h ngày 13/10, Đài thông tin duyên hải Huế đã kết nối được qua hệ thống vô tuyến với nhà máy thuỷ điện, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cũng kết nối cùng tầng số với 2 đơn vị trên cho biết: Hiện nay, công nhân nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 4 đều an toàn, nhưng bị cô lập, hiện lương thực chỉ còn dùng đủ 1 ngày; 40 công nhân từ nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3 đã di chuyển bằng đường rừng đến nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 4; đường đi đến khu vực nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4 bị sạt lở nghiêm trọng, muốn tiếp cận phải đi bằng đường thuỷ nhưng nước chảy xiết.

Trong khi đó, nhà máy thuỷ điện A Lin B2 bị cô lập, hiện chưa có thông tin gì từ nhà máy này.

Còn kỹ sư, công nhân nhà máy thuỷ điện A Lin B1 đã di chuyển đến huyện A Lưới qua đường Hồ Chí Minh, xác nhận tất cả công nhân A Lin B1 an toàn.

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tiếp tục liên lạc thường xuyên với các nhà máy thuỷ điện trên để nắm tình hình.

Phó Thủ tướng động viên cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ phát biểu tại cuộc họp. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trưa 13/10, tại Ban Chỉ đạo Sở chỉ huy tiền phương đặt ở trụ sở UBND xã Phong Xuân, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế), lãnh đạo Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên - Huế khẩn trương chỉ đạo tổ chức triển khai các phương án để sớm tiếp cận hiện trường vụ lở đất.

Tính toán phương án di chuyển, cứu hộ cứu nạn.

Theo TTXVN, các phương án tiếp cận mục tiêu được lựa chọn là đi theo tuyến đường 71 với phương tiện là xe cơ giới chở lực lượng công binh với mục tiêu mở đường vào vị trí cứu hộ; còn trên tuyến đường thủy thì đi từ Nhà máy thủy điện Hương Điền với 2 xuồng cao tốc. Phương án sử dụng thêm máy bay trực thăng để khảo sát và cứu hộ cũng đang được nghiên cứu.

Lực lượng chức năng đã huy động 7 xe đào múc, 2 xe ủi, 3 xe cứu thương cùng hàng trăm cán bộ chiến sĩ tham gia cứu hộ. 

Nhiều vùng rộng lớn tại Thừa Thiên -Huế vẫn đang ngập sâu. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng liên tiếp ban hành công điện ứng phó bão lũ

Trước đó, được tin mưa lũ đã gây sạt lở đất tại khu vực Trạm kiểm lâm số 7 thuộc Tiểu khu 67 và công trình thủy điện Rào Trăng 3 thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế làm nhiều cán bộ, chiến sĩ trong đoàn đi cứu hộ, cứu nạn và người của công trường thuỷ điện bị vùi lấp, trong Công điện ngày 13/10, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tư lệnh Quân khu 4 khẩn trương tập trung chỉ đạo các lực lượng, phương tiện cần thiết, phù hợp để tổ chức tìm kiếm, cứu nạn kịp thời các nạn nhân bị vùi lấp; lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và phương tiện và khẩn trương khắc phục sự cố.

2. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế theo chức năng quản lý nhà nước được giao chỉ đạo rà soát, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện, thủy lợi, kể cả các công trình đang thi công, có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng cho người, tài sản nhà nước và nhân dân trên địa bàn.

Lực lượng chức năng đang tiếp tục công tác cứu trợ, sơ tán người dân tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đây là Công điện mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về công tác ứng phó trong đợt bão lũ đang diễn ra tại các tỉnh miền Trung. 

Ngày 12/10,  Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1393/CĐ-TTg ngày 12/10/2020 gửi các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên, các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và các Bộ, ngành liên quan đề nghị tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và ứng phó với bão số 7, áp thấp nhiệt đới.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ có công điện 1384/CĐ-TTg ngày 9/10 về việc tổ chức tìm kiếm, cứu nạn các thuyền viên bị mất tích, mắc kẹt trên vùng biển Cửa Việt tỉnh Quảng Trị; Công điện số 1732/CĐ-TTg ngày 8/10 về việc tập trung đối phó với mưa lũ lớn tại các tỉnh miền Trung.

Xe múc được điều đến hiện trường phục vụ công việc cứu nạn cứu hộ tại Trạm kiểm lâm số 7. - Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Huy động phương tiện, lực lượng mở đường tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trưa ngày 12/10, một lãnh đạo tỉnh nhận được điện thoại của người dân báo tin việc Thủy điện Rào Trăng 3 bị sự cố sạt lở, có ảnh hưởng đến người cần tỉnh giúp đỡ. Cuộc gọi bị gián đoạn giữa chừng do mất sóng. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế, Quân khu 4 đã ngay lập tức cử lực lượng đến hiện trường để kiểm tra, cứu hộ. 

Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 nằm trên sông Rào Trăng, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; được cấp phép đầu tư vào đầu tháng 11/2008, có công suất lắp máy 11MW với tổng nguồn vốn đầu tư 290,8 tỷ đồng. 

Hiện tại, một số chiến sĩ, cán bộ trong đoàn cứu hộ đang mất liên lạc. 

Theo báo Thừa Thiên –Huế, sáng 13/10, tại xã Phong Xuân (Phong Điền), Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Doãn Anh có có cuộc họp bàn phương án tiếp cận, cứu hộ cứu nạn những người mắc kẹt tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3.

Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Lê Trường Lưu, Chủ tịch UND tỉnh Phan Ngọc Thọ, đại diện lãnh đạo Quân khu 4 và các lực lượng họp bàn phương án tiếp cận, cứu hộ, cứu nạn thủy điện Rào Trăng 3. - Ảnh: Báo Thừa Thiên-Huế

Theo ghi nhận hiện trường và nhận định của đoàn công tác, do trời mưa lớn nên tuyến đường vào thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 20km, có hơn 10 điểm sạt lở lớn, 4 con suối nước chảy siết, thời tiết xấu dẫn đến việc tiếp cận hiện trường gặp nhiều khó khăn. Đoàn công tác đã gọi điện báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Trước mắt, tỉnh đã tập trung lực lượng, phương tiện chuyên dụng xe múc, xe cẩu mở đường tiếp cận khu vực thủy điện Rào Trăng 3. Đồng thời, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, y tế nhằm đảm bảo cho công tác cứu hộ cứu nạn. Công an tỉnh cũng đã điều 3 xe và lực lượng phòng cháy chữa cháy - cứu nạn cứu hộ đến hiện trường. Hàng chục cán bộ chiến sĩ cũng đã lên đường.

Đến 10h30, các lực lượng vẫn chưa tiếp cận được hiện trường do lượng đất đá sạt lở là rất lớn cộng thêm nước suối dâng cao.

Cũng trong sáng 13/10, nhận lệnh từ Bộ tư lệnh Quân khu 4, nhiều cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 414 đã tham gia làm nhiệm vụ tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đây là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do bão lũ.

Được biết, Lữ đoàn Công binh 414 là đơn vị chủ công của Quân khu 4 trong nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Luôn xác định phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu của bộ đội công binh trong thời bình. Vì vậy, thời gian qua, lữ đoàn thường xuyên quán triệt nghiêm các văn bản của cấp trên; nắm chắc tình hình, diễn biến thời tiết; xây dựng kế hoạch, luyện tập thuần thục các phương án, sẵn sàng cơ động lực lượng, trang bị, phương tiện để xử lý tốt các tình huống xảy ra.

Tham gia đợt cứu hộ, cứu nạn lần này, lữ đoàn đã đưa lực lượng cùng những phương tiện, trang bị, khí tài hiện đại nhất có thể cứu hộ, cứu nạn trong nhiều tình huống phức tạp, điều kiện khắc nghiệt như thiên tai, thảm họa, tai nạn...

Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy quân sự huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế di dời người dân thôn đến nơi tránh trú an toàn. 

Thừa Thiên - Huế hoãn tổ chức Đại hội

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, ông Hoàng Khánh Hùng, Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế cho biết Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa có quyết định hoãn tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh do tình hình lụt bão diễn biến phức tạp, tại các huyện tình hình ngập lụt đang còn chia cắt nhiều địa bàn, đặc biệt trên địa bàn vừa xảy ra vụ sạt lở thuỷ điện Rào Trăng 3 nên tỉnh phải tập trung chủ đạo phòng chống và khắc phục hậu quả mưa lũ.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã có xin ý kiến Trung ương và thống nhất tạm hoãn Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ quyết định thời gian tổ chức Đại hội khi có sự đồng ý của Bộ Chính trị.

Ngày 13/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, mưa lũ những ngày qua đã khiến 6 người thiệt mạng, 3 người mất tích và 7 người bị thương.

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng thấp suy yếu từ cơn bão số 6 và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 7 nên tại tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục có mưa to, mưa rất to trên diện rộng. Lúc 7h ngày 13/10, mực nước trên sông Hương, tại Kim Long là 3,13 m dưới báo động III là 0,37m; trên sông Bồ, tại Phú Ốc là 4,99 m trên báo động III là 0,49m.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, tính đến 9 giờ ngày 13/10, mưa lũ trên địa bàn đã làm một nhà sập; 10 nhà hư hỏng và 84.963 nhà bị ngập lụt từ 1 – 2,5m, một số nơi cao hơn. Các địa phương bị ngập nặng gồm: thị xã Hương Trà với 19.090 nhà; huyện Quảng Điền với 16.228 nhà; huyện Phong Điền và huyện Phú Vang với 20.195 nhà. Hầu hết các tuyến đường tỉnh, đường huyện đã ngập sâu, tắc giao thông, ngành giao thông đã rào chắn hạn chế đi lại.

Nhiều vùng rộng lớn tại Thừa Thiên -Huế vẫn đang ngập sâu. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngoài ra, hơn 332 hecta hoa màu, 150 hecta sắn, 1 hecta cây ăn quả, 10 hecta đất trồng hoa và 10.000 chậu hoa các loại bị hư hại. Tại huyện Phú Vang, do mực nước triều dâng cao cộng với nước từ thượng nguồn đổ về nên toàn bộ diện tích hồ nuôi trồng thủy sản cao triều, hạ triều đều bị ngập hoàn toàn trong nước với diện tích 1.465 hecta. Các hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh đang vận hành đảm bảo an toàn. Các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, thị xã Hương Trà, Hương Thủy và một số khu vực thành phố Huế bị mất điện hoàn toàn.

Các lực lượng chức năng đã di dời, sơ tán tại chỗ 11.645 hộ dân với 35.530 nhân khẩu trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài hỗ trợ khẩn cấp của các địa phương, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo xuất cấp từ nguồn dự trữ lương thực phòng chống thiên tai cấp tỉnh để cứu trợ khẩn cấp cho hộ di dời phòng tránh mưa lũ trên địa bàn các huyện và thị xã 25.000 thùng mì tôm. Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã đến thăm và hỗ trợ 1.200 thùng mì tôm, 2 tấn gạo cho đồng bào bị lũ lụt, của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Diễn biến mưa lũ còn phức tạp và kéo dài, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có Tờ trình số 9227/TTr-UBND ngày 12/10/2020 đề nghị Trung ương hỗ trợ khẩn cấp 1.000 tấn gạo; 2 tấn lương khô, 10.000 thùng mỳ ăn liền; 20 tấn hóa chất Benkocid và một số vật tư thiết bị cứu hộ, cứu nạn. 

Thanh Hóa kêu gọi 6.745 phương tiện tránh trú bão an toàn

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, tính đến 12 giờ ngày 13/10, Thanh Hóa đã kêu gọi 6.745 phương tiện với 24.535 lao động vào các nơi tránh trú bão an toàn; còn 466 phương tiện với 2.081 lao động đang hoạt động ở các vùng biển khác cũng đã nhận được thông tin về cơn bão và đang tìm về nơi tránh trú bão cũng như thường xuyên giữ liên lạc với gia đình và chính quyền địa phương.

Để chủ động ứng phó với diễn biến bão số 7, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa đã có công điện yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 7 (bão NANGKA) tăng cường thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Các địa phương tích cực theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực nguy hiểm, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện cũng như sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Hiện tại tỉnh Thanh Hóa có 610 hồ đập lớn nhỏ nhưng việc kiểm tra cho thấy, có tới 78 hồ chứa không đảm bảo an toàn. UBND tỉnh đã yêu cầu các địa phương sẵn sàng triển khai các phương án đảm bảo an toàn các công trình đê điều, hồ đập, đặc biệt là tại các trọng điểm xung yếu về đê điều, các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn, các công trình đang thi công dở dang...

Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đến từng nhà giúp người dân tránh lũ. Ảnh: VGP

Quảng Trị: Lũ xuống chậm, tập trung cứu trợ người dân

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, sáng 13/10, lũ trên các sông, nhất là sông Thạch Hãn và Ô Lâu đang xuống chậm sau khi đạt đỉnh trên báo động 3.

Hiện nay, ngập lụt vẫn diễn ra trên diện rộng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, nhất là ở vùng “rốn lũ” hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng nằm dọc theo sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu. Chính quyền địa phương cùng các tổ chức, cá nhân tập trung cứu trợ người dân ở những địa bàn bị cô lập, trong đó ưu tiên cho công tác di dời, cấp phát mì ăn liền và nước uống đóng chai.

Công tác khắc phục sạt lở trên nhiều tuyến đường ở hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa cũng được thực hiện với tinh thần khẩn trương nhất. Mưa lớn những ngày qua khiến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn quan huyện miền núi Đakrông bị sạt lở tại Km252, Km255, Km267, Km273. Đặc biệt, tuyến đường Quốc lộ 9 bị sạt lở, sụt lún nhiều vị trí, trong đó nghiêm trọng nhất là tại Km50 150 bị sạt lở với khối lượng đất đá lớn, gây tắc giao thông từ thành phố Đông Hà đi các huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa và Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo. Lực lượng chức năng đã huy động nhiều phương tiện để khắc phục sạt lở trong thời gian sớm nhất, đồng thời ứng trực 24/24 giờ, cảnh báo người và phương tiện không qua lại để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, đường vào trung tâm nhiều xã của huyện Đakrông như: A Vao, Ba Nang, Ba Lòng, A Bung, Tà Long… cũng bị chia cắt do bị ngập lụt và sạt lở ở nhiều vị trí. Tương tự, nhiều tuyến đường liên xã ở huyện Hướng Hóa cũng bị sạt lở như: Hướng Phùng - Hướng Sơn, Hướng Tân - Hướng Linh - Hướng Lập.

Từ ngày 6 đến sáng 13/10, lượng mưa đo được trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phổ biến từ 800 – 1.200mm. Mưa lũ ở Quảng Trị đã làm 8 người chết, 5 người mất tích và 3 người bị thương. Toàn tỉnh có gần 41.000 hộ với trên 125.000 người ở hầu khắp các huyện, thị và thành phố bị ảnh hưởng do ngập lụt. Lũ lớn khiến tỉnh phải di dời trên 8.200 hộ với hơn 25.000 người ở vùng ngập sâu, có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Về nông nghiệp, có gần 800 ha ao hồ nuôi thủy sản, trên 1.200 ha rau màu bị ngập lụt hầu như mất trắng. Hàng trăm nghìn con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi.

Để ứng phó với mưa lũ đang diễn biến rất phức tạp, UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Trung ương hỗ trợ về vật tư thiết bị cứu hộ cứu nạn gồm: 2 xe lội nước, 27 xuồng các loại, 2.000 phao cứu sinh, 2.000 áo phao cứu sinh, 100 bè cứu sinh. Đồng thời hỗ trợ hóa chất tiêu độc, khử trùng, xử lý môi trường và phòng chống dịch bệnh gồm: 10 tấn hóa chất Benkocid, 2 tấn Chloramin B 9.000.000 viên khử khuẩn nước Aquatabs.

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 lập Sở chỉ huy tiền phương

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức họp chỉ đạo và có Công điện số 24/CĐ-TW gửi các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên và các Bộ, ngành liên quan để chủ động ứng phó với bão số 7 và tình hình mưa lũ.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của mưa lũ đã gây ngập lụt hầu hết các địa phương các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó tư lệnh Quân khu 4 trực tiếp chỉ huy.

Sở chỉ huy tiền phương được thành lập từ 17 giờ ngày 11/10, có nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình mưa lũ; chỉ đạo lực lượng vũ trang thực hiện các biện pháp hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra tại 3 tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị. 

Bộ Tư lệnh Quân khu 4 duy trì 8.574 người (Bộ đội: 1.580, Dân quân: 6.994), 88 ô tô các loại và 172 tàu, xuồng phối hợp với các lực lượng tại chỗ khắc phục hậu quả mưa lũ.

Sáng 12/10, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 đã trực tiếp thị sát các khu vực xung yếu, ngập nặng, bị chia cắt ở huyện Phong Điền; yêu cầu các đơn vị LLVT trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhanh chóng có các biện pháp hỗ trợ, di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm; cứu trợ lương thực, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân ở những vùng bị chia cắt, không để người dân đói rét... 

Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 cùng đoàn công tác thị sát tình hình mưa bão ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ảnh: QĐND

Đại hội Đảng bộ Hà Tĩnh rút ngắn để đối phó bão

Theo thông báo mới nhất từ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày thay vì 4 ngày như trước.

Theo Thông báo số 1360-TB/TU ngày 12/10 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, do tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, cần phải tập trung lãnh đạo tổ chức tốt đại hội, đồng thời phải lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống mưa lũ và các nhiệm vụ quan trọng khác, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX trong 3 ngày, từ 13h30 chiều 14/10 và bế mạc vào 17h ngày 16/10.

Trước đó, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX dự kiến diễn ra trong 4 ngày, từ chiều 14/10 đến trưa 17/10/2020.

Tin bão khẩn cấp

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 07 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 220km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 170km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 07 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 16,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.  

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh Nam Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10 sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 14/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực thượng Lào.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10, giật cấp 12; biển động rất mạnh. Ở khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12; biển động rất mạnh. Sóng biển cao từ 3-5m.

Hiện nay (13/10), ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế đã có mưa to đến rất to, lượng mưa trong 24 giờ vừa qua (tính từ 07h00 ngày 12/10 đến 07h00 ngày 13/10) phổ biến khoảng 100-300mm, có nơi trên 300mm như Hồ Thọ Sơn 364mm (Thừa Thiên Huế), Hồ Chứa Nước Khe Ngang (Thừa Thiên Huế) 345mm, Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) 332mm, A Vào (Quảng Trị) 323mm,…

Dự báo: Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đi qua Trung Trung Bộ nối với bão sô 7 kết hợp với hoạt động của không khí lạnh nên ngày hôm nay (13/10), ở các tỉnh Trung Trung Bộ còn có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến khoảng 20-50mm, có nơi trên 70mm; riêng ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế khoảng từ 50-100mm, có nơi trên 150mm. Từ đêm nay mưa giảm dần.

Cảnh báo: Từ ngày mai (14/10) đến ngày 16/10, do ảnh hưởng của bão số 7 kết hợp với không khí lạnh nên ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to và rải rác có dông với tổng lượng mưa phổ biến 150-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt.

Nhóm PV