Dự thảo đề xuất 3 chính sách để sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế như sau:
Nội dung của chính sách là: Sửa đổi quy định về mức tiền phải trả lãi. Bổ sung thẩm quyền quyết định hoàn thuế theo pháp luật về thuế cho phù hợp với thực tiễn. Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến nguyên tắc quản lý thuế.
Sửa đổi quy định về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh, đưa đối tượng cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế vào khoản 1 Điều 66 Luật Quản lý thuế cho thống nhất, đồng thời bổ sung thêm đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh gồm: cá nhân là đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân là chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Điều chỉnh quy định về áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm tăng hiệu quả trong công tác đôn đốc thu hồi nợ thuế vào ngân sách nhà nước.
Điều chỉnh mốc thời gian tính tiền chậm nộp thuế kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo hoặc quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.
Theo đó, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc khai thuế, tính thuế và nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến khai thác, chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan Thuế với các cơ quan liên quan về trách nhiệm của một số Bộ ngành liên quan nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, góp phần thuận lợi trong quá trình triển khai, kết nối dữ liệu thương mại điện tử.
Sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế để khắc phục các bất cập, vướng mắc trong thực tiễn.
Dự thảo bổ sung nội dung đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số, quy định về hóa đơn điện tử, sử dụng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử để tổ chức các biện pháp quản lý việc thực hiện nghĩa vụ về hóa đơn, chứng từ.
Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cơ sở vật chất, tăng cường đào tạo, chuyển giao công nghệ và đẩy mạnh tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế là một trong những nội dung được quan tâm, chú trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa ngành Thuế, ngành Hải quan đến năm 2030. Bên cạnh đó, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hằng năm các nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung giao phát sinh đột xuất cần phải thực hiện ngay, nếu ngành Thuế, Hải quan không được quy định nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước, chủ động bố trí kinh phí hiện đại hóa, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số... kịp thời sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến của ngành Thuế, ngành Hải quan đối với người nộp thuế và bảo đảm an ninh, an toàn cơ sở dữ liệu của người nộp thuế, dữ liệu hóa đơn điện tử...
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Khánh Linh