Hội nghị giao thương logistics quốc tế với chủ đề “Logistics Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (ACF) 2015”. Ảnh: VGP/Thanh Thủy |
Đặc biệt, với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, dự tính trong 5 năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 200 tỉ USD, đây sẽ là cơ hội để ngành logistics Việt Nam đón đầu sự phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế về điều kiện tự nhiên và tiềm năng của ngành, theo ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT, hiện nay vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm để ngành logistics Việt Nam “cất cánh” trong quá trình gia nhập Cộng đồng ASEAN và tham gia các hiệp định thương mại đã và đang ký kết.
Theo ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLR), đối với ngành logistics, để đạt sự cân bằng về thị phần, cần phải quy về bài toán ngành logistics Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển nào của ngành logistics thế giới và có vai trò đến đâu trong nền kinh tế của đất nước để tìm ra đáp án chính xác cho các chiến lược phát triển đồng bộ.
Tiếp đến, cần nhận thức đầy đủ về logistics, là một chuỗi dịch vụ từ quản lý nguyên vật liệu đầu vào, tổ chức sản xuất, thủ tục hải quan, phân phối, cứu hộ, tổ chức vận chuyển đưa hàng tới tay người tiêu dùng, để từ đó hoàn thiện các dịch vụ gia tăng của chuỗi cung ứng, làm tăng hiệu quả kinh tế của ngành.
Theo ông Stanley LIM, Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận Singapore (SLA), song song với các chính sách vĩ mô của Chính phủ, các DN Việt Nam phải không ngừng đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô, đổi mới phương thức kinh doanh, đặc biệt là cần chú trọng liên doanh, liên kết vì đây là một ngành cần nhiều vốn, nhiều nguồn lực, từ đó mới có thể cạnh tranh với các DN nước ngoài để dần nâng vị thế của mình trên thị trường khu vực và thế giới.
Thanh Thuỷ