In bài viết

Thực hiện tốt quyền giám sát của nhân dân - cơ chế bảo đảm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Nâng cao năng lực giám sát của các cơ quan, tổ chức và giám sát của nhân dân có tác dụng tích cực cùng với các cơ quan quyền lực Nhà nước các cấp thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát thực hiện chức năng quyết định theo quy định của pháp luật; đồng thời là động lực thúc đẩy thực hiện có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân. Việc phân định rõ vị trí, tính chất, chức năng, quyền hạn khác nhau giữa hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước với hoạt động giám sát của UBMT Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm sát của các cơ quan Nhà nước và hoạt động giám sát của nhân dân nhằm giúp các cơ quan, tổ chức xây dựng được chương trình phối hợp các hình thức, nội dung hoạt động giám sát có hiệu quả hơn.

18/10/2010 22:08
Nâng cao năng lực giám sát của các cơ quan, tổ chức và giám sát của nhân dân có tác dụng tích cực cùng với các cơ quan quyền lực Nhà nước các cấp thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát thực hiện chức năng quyết định theo quy định của pháp luật; đồng thời là động lực thúc đẩy thực hiện có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân. Việc phân định rõ vị trí, tính chất, chức năng, quyền hạn khác nhau giữa hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước với hoạt động giám sát của UBMT Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm sát của các cơ quan Nhà nước và hoạt động giám sát của nhân dân nhằm giúp các cơ quan, tổ chức xây dựng được chương trình phối hợp các hình thức, nội dung hoạt động giám sát có hiệu quả hơn. Theo quan niệm thông thường thì giám sát có nghĩa là theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong đó hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp là hoạt động mang tính đại diện cho ý chí, quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện quyền lực nhân dân, nó khác hoàn toàn với hoạt động kiểm tra, kiểm sát của các cơ quan Nhà nước khác là hoạt động mang tính chất tố tụng, hành chính Nhà nước. Còn hoạt động giám sát của nhân dân được thực hiện bởi sự chủ động và tinh thần, trách nhiệm của công dân trong việc quan tâm theo dõi, xem xét, đánh giá đối với một lĩnh vực kinh tế-xã hội nào đó, hoặc một hoạt động của một cơ quan, tổ chức, đơn vị nhất định. Hoạt động giám sát của nhân dân được thực hiện trong một phạm vi rất rộng, thường xuyên, linh động không bị hạn chế ràng buộc về thời gian, quy trình; nó gắn với cả quá trình xây dựng và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước, từng địa phương, cơ sở, cộng đồng dân cư. Với vị trí, vai trò, tính chất, ý nghĩa trong hoạt động giám sát của nhân dân như vậy cho nên Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn quy định rõ nhân dân có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan, chính quyền của địa phương bằng các phương thức, nội dung đa dạng, phong phú. Qua 9 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho thấy, nơi nào hoạt động giám sát của nhân dân được coi trọng, được đặt đúng vị trí, vai trò của nó và được tạo điều kiện thực hiện công khai, dân chủ, có phương pháp và bước đi thích hợp để vận động nhân dân tham gia giám sát theo chương trình, nội dung đã được hoạch định, thì nơi đó dân chủ được phát huy, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, của hệ thống chính trị được tăng cường tốt hơn. Thông qua hoạt động giám sát nhân dân phát hiện và chỉ ra ưu điểm, tồn tại, khiếm khuyết trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình; từ đó kiến nghị những giải pháp sát thực, hữu hiệu để giúp các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức thực thi công vụ, phát huy mặt ưu điểm, khắc phục những sai sót, nhược điểm để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt hơn. Có thể nói hoạt động giám sát của nhân dân là động lực thúc đẩy, là thước đo đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức trong hệ thống chính trị. Hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng hoạt động giám sát của nhân dân trên lĩnh vực kinh tế-xã hội nó sẽ là một cơ chế đảm bảo thực thi quy chế dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện tốt vấn đề trên các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau đây: - Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên và thiết thực các Chỉ thị, Nghị quyết của các Cấp ủy Đảng, các văn bản pháp luật của nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm phát huy dân chủ trong mọi tầng lớp của nhân dân, để quần chúng nhân dân có điều kiện tham gia giám sát, theo dõi, xem xét, đánh giá, kiểm tra hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị. - Chính quyền các cấp cần tiếp tục chỉ đạo, đẩy mạnh cải cách hành chính cả về thể chế và thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, công khai hóa thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của tổ chức và công dân. Tiến hành sơ, tổng kết đúc rút kinh nghiệm thực tiễn; khắc phục hạn chế, tồn tại tăng cường kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. - Các cấp chính quyền, các ngành chức năng nhất là ở cấp xã phải thường xuyên soát xét các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, để phát hiện sai sót, sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời, để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong nhân dân, giúp mọi người dân nắm vững và làm công cụ pháp lý tham gia giám sát, thực thi pháp luật, thực thi dân chủ ở cơ sở. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quy chế, quy ước ở khối, xóm, bản, làng, cụm dân cư để triển khai thực hiện nghiêm túc, bảo đảm dân chủ trong nhân dân, động viên nhân dân tham gia các hoạt động giám sát, chất vấn góp phần xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh về mọi mặt. - Phối hợp với UBMT Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp tích cực vận động và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để mọi công dân có đủ điều kiện tham gia giám sát, tham gia chất vấn, tham gia quản lý nhà nước; coi đó là quyền và trách nhiệm của mọi công dân, tạo sức mạnh tổng hợp giám sát chặt chẽ, thường xuyên mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội, các đơn vị kinh tế. - Tập trung làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, công khai, các kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của công dân, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo đảm tính pháp chế trong thực thi công vụ; góp phần bảo đảm dân chủ thực sự trong nhân dân, nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy chính quyền, củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, đối với chính quyền hiện nay. Trần Văn Mão Phó Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nghệ An » Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri (trước kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh)(20/12/2009) » Nghệ An: thu hút nhân tài - kinh phí đãi ngộ chưa tương xứng(20/12/2009) » Cấm lưu hành xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh: Hỗ trợ toàn bộ hay chỉ xe có đăng ký?(15/08/2008) » Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 13 - HĐND tỉnh khóa XV(15/08/2008) » Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri và đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ chín(08/10/2007) » 6 nhóm vấn đề Cử tri kiến nghị đến kỳ họp thứ 8 - Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa XV(23/12/2006) » Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân(23/11/2006) » Nỗi niềm dân lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ(14/10/2006) » Kỳ họp thứ 6 HĐND huyện Quỳ Hợp có bước chuyển biến mới(14/10/2006) » Ghi nhận từ Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người tàn tật Nghệ An(14/10/2006)