Ảnh minh họa |
Cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC phải bảo đảm các tiêu chuẩn: Có trình độ đại học trở lên ngành PCCC và cứu nạn, cứu hộ; có kết quả kiểm tra nghiệp vụ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đạt yêu cầu; có thời gian thực hiện công tác PCCC, cứu hộ trong lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ tối thiểu 5 năm đối với cán bộ thuộc Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ và tối thiểu 3 năm đối với cán bộ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rõ nhiệm vụ của cán bộ thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC là nghiên cứu, tham mưu với lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý về xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC liên quan đến công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC; nắm tình hình, thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC theo lĩnh vực, loại hình dự án, công trình thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra để nâng cao chất lượng công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC; đề xuất áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài về PCCC trong thiết kế, thẩm duyệt thiết kế về PCCC; đề xuất ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, hợp tác quốc tế trong công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC.
Đồng thời, thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC khi được phân công. Nắm tình hình, phối hợp, hỗ trợ trong công tác kiểm tra an toàn về PCCC, công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; điều tra nguyên nhân vụ cháy đối với các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới được phân công thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2021./.
Minh Đức