Theo Tổng cục Thống kê, mức vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong kinh doanh BĐS tăng dần từ cuối tháng 3 đến tháng 6/2021, cụ thể từ 0,6 tỷ USD vào thời điểm 20/3 lên 1,15 tỷ USD thời điểm 20/6.
Trong bối ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID -19, những số liệu này phát đi tín hiệu khẳng định Việt Nam vẫn đang được đánh giá có vị thế tốt để thu hút FDI vào ngành kinh doanh BĐS
Về tình hình phát hành trái phiếu trong lĩnh vực BĐS, theo số liệu của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam, trong nhóm trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong nước, nhóm ngân hàng dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 18.485 tỷ đồng. Nhóm các doanh nghiệp BĐS đứng ở vị trị thứ 2 với tổng giá trị phát hành đạt 4.950 tỷ đồng. Đáng chú ý là đợt phát hành TPDN ra công chúng trong nước với tổng giá trị 500 tỷ đồng của Công ty cổ phần Glexhomes và đợt phát hành giá trị 1.500 tỷ đồng của Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC).
Ngoài ra, trong quý II/2021, có 2 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế gồm: Tập đoàn Vingroup (500 triệu USD) và trái phiếu xanh của Công ty Cổ phần BĐS BIM (200 triệu USD)
Trong lĩnh vực BĐS và xây dựng, 26% trái phiếu phát hành không có tài sản đảm bảo hoặc bảo đảm bằng cổ phần, cổ phiếu. Lãi suất phát hành trái phiếu BĐS chủ yếu dao động trong khoảng 9,5-11%/năm
Vào cuối quý II/2021, trái phiếu phát hành của các doanh nghiệp phát hành tăng cao, trong đó nhóm ngành BĐS cho thấy nhu cầu huy động vốn qua kênh trái phiếu khá lớn.
Như vậy có thể thấy, dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, BĐS vẫn là kênh đầu tư đầy tiềm năng không chỉ đối với các nhà đầu tư trong nước mà còn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Khủng hoảng kinh tế do dịch COVID -19 đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến các kênh trú ẩn an toàn, trong đó BĐS vẫn được xem là kênh đầu tư hiện quả.
Toàn Thắng