In bài viết

Tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thế nào?

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.

07/02/2025 12:20
Tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thế nào?- Ảnh 1.

Đập, hồ chứa nước cấp I có thời gian tính hao mòn 80 năm, tỷ lệ hao mòn 1,25%/năm

Tiêu chuẩn xác định tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là tài sản cố định

Dự thảo đề xuất tiêu chuẩn xác định tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là tài sản cố định. Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có kết cấu độc lập được xác định là một tài sản. Một hệ thống tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một tài sản.

Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quản lý thì phần tài sản được giao cho từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp là một tài sản.

Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định trên được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây: Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên; có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên.

Mỗi một tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là tài sản cố định quy định nêu trên là một đối tượng ghi sổ kế toán. Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải phản ánh, ghi chép đầy đủ thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại, hao mòn/khấu hao của tài sản.

Tính hao mòn mỗi năm 01 lần vào tháng 12

Theo dự thảo, việc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực hiện như sau:

Việc tính hao mòn thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được trích khấu hao toàn bộ thì việc trích khấu hao thực hiện theo tháng. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi vừa tính hao mòn vừa trích khấu hao thì việc tính hao mòn và trích khấu hao thực hiện theo tháng.

Danh mục tài sản, khung thời gian tính hao mòn, trích khấu hao và tỷ lệ tính hao mòn, trích khấu hao

Theo dự thảo, trường hợp đối tượng ghi sổ kế toán là hệ thống:

STT

Loại tài sản

Thời gian tính hao mòn/ trích khấu hao (năm)

Tỷ lệ hao mòn/khấu hao (%/năm)

Hệ thống kết cấu hạ tầng thủy lợi hoàn chỉnh

20 - 80

5 1,25

Trường hợp đối tượng ghi sổ kế toán là từng tài sản độc lập:

STT

Loại tài sản

Thời gian tính hao mòn/ trích khấu hao (năm)

Tỷ lệ hao mòn/khấu hao (%/năm)

1

Trụ sở làm việc, nhà quản lý, trạm quản lý (không bao gồm trụ sở làm việc, văn phòng làm việc của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi).

- Cấp I

80

1,25

- Cấp II

50

2

- Cấp III

25

4

- Cấp IV

15

6,67

2

Đập, hồ chứa nước

- Đặc biệt

80

1,25

- Cấp I

80

1,25

- Cấp II

60

1,67

- Cấp III

40

2,5

- Cấp IV

25

4

3

Cống

5 - 25

20 - 4

4

Trạm bơm

15 - 50

6,67 – 3,33

5

Hệ thống dẫn, chuyển nước

15 - 20

6,67 - 5

6

10 - 30

10 - 3,33

7

Bờ bao thủy lợi

15 - 30

6,67 - 3,33

8

Thiết bị quan trắc

5 - 10

20 - 10

9

Kho, bãi vật tư, vật liệu

- Kho, vật liệu

8 - 20

12,5 - 5

- Bãi vật tư

8 - 20

12,5 - 5

10

Cột mốc chỉ giới, biển báo

8 - 10

12,5 - 10

11

Công trình, vật kiến trúc khác phục vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

8 - 10

12,5 - 10

Phương pháp tính hao mòn, khấu hao

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi chỉ tính hao mòn thì mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được tính theo công thức:

Mức hao mòn hàng năm của tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi

=

Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi

x

Tỷ lệ hao mòn (%/năm)

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Khánh Linh