Tư vấn về HIV - Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, tổ chức tư vấn phải tiến hành chuyển tiếp người được tư vấn tới các cơ sở dịch vụ phù hợp về dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ, điều trị liên quan đến HIV/AIDS và các cơ sở dịch vụ tâm lý, xã hội khác khi người được tư vấn có nhu cầu.
Nội dung tư vấn chung về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS gồm: Cung cấp các thông tin cơ bản về HIV/AIDS bao gồm đường lây truyền và các biện pháp phòng lây truyền HIV; Hành vi nguy cơ có khả năng bị lây nhiễm HIV của người được tư vấn; Hỗ trợ tinh thần, tâm lý cho người được tư vấn.
Ngoài ra, tổ chức tư vấn cũng xác định, giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ về tinh thần, tâm lý, xã hội và chăm sóc y tế như xét nghiệm HIV, khám, điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản; dự phòng, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; hướng dẫn người được tư vấn cách tiết lộ tình trạng HIV với vợ, chồng, người thân trong gia đình hoặc người chuẩn bị kết hôn; tư vấn về phơi nhiễm HIV và dự phòng phơi nhiễm với HIV...
Phòng tư vấn có diện tích tối thiểu 7m2
Để thành lập tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS cần phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất.
Cụ thể, tổ chức tư vấn phải có ít nhất một nhân viên chuyên trách. Trường hợp có sử dụng người làm kiêm nhiệm thì phải đăng ký giờ làm cụ thể. Ngoài ra, người trực tiếp thực hiện việc tư vấn phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp y tế hoặc xã hội trở lên, có kỹ năng tư vấn và kiến thức về HIV/AIDS.
Phòng tư vấn có diện tích tối thiểu là 7m2, bảo đảm kín đáo, thông thoáng và đủ ánh sáng. Ngoài ra, cần có các trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho hoạt động tư vấn, gồm bàn làm việc, ghế ngồi và tài liệu truyền thông phục vụ cho việc tư vấn...
Thu Nga