Ngày 4/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm và làm việc với lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Tập đoàn VNPT, tập trung đánh giá việc thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn. |
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, khung khổ pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã được Chính phủ, các bộ, ngành hoàn thiện, trong đó có giải pháp về cổ phần hoá. Trong hơn 20 năm qua, có khoảng 92% tổng số DNNN đã thực hiện cổ phần hoá nhưng thực tế mới có khoảng 10% lượng vốn Nhà nước được thay thế bởi vốn của tư nhân.
Trong giai đoạn tới, Đảng, Quốc hội và Chính phủ vẫn tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN thực chất, hiệu quả hơn để huy động nguồn vốn từ tư nhân, thay đổi năng lực quản trị của DNNN, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trong danh mục DNNN cổ phần hóa, thoái vốn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2016- 2020, Nhà nước vẫn nắm giữ lượng cổ phần chi phối tại một số DNNN để đưa khối này giữ vị trí then chốt, là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá XII đã xác định.
Qua buổi tọa đàm, các chuyên gia, nhà quản lý xác định rõ thực trạng về hoạt động của DNNN trong hệ thống khung pháp lý về doanh nghiệp, quản lý kinh tế- xã hội của Nhà nước nói chung hiện nay, đề xuất các giải pháp, kiến nghị đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đối với cả các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
Cuộc tọa đàm cũng nhằm góp phần hướng tới tổ chức thành công Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với DNNN diễn ra vào ngày 28/9 này, cùng với sự tham dự, chủ trì của 2 Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Trịnh Đình Dũng./.
Thành Chung