In bài viết

Toàn cảnh kinh tế thế giới năm 2014 qua biểu đồ

(Chinhphu.vn) – 2014 được đánh giá là năm xảy ra nhiều biến cố và những điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế thế giới.

31/12/2014 09:45

Kinh tế Mỹ tăng tốc sau giai đoạn khởi đầu chậm chạp hồi đầu năm. Kinh tế Ấn Độ có dấu hiệu phục hồi sau cuộc bầu cử mang tính chất quyết định.

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc sau giai đoạn “tăng trưởng nóng” .

Kinh tế EU vẫn đi ngang, với mức tăng trưởng 1,1% trong năm nay. Kinh tế Nhật Bản “thoát đáy đi lên” nhưng còn lắm chông gai.

Chương trình nới lỏng định lượng (QE) để kích thích kinh tế phát triển của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thường gây ra các cơn sóng tiền tệ khi các ngân hàng trung ương của các nước cũng có điều chỉnh nhất định chính sách tiền tệ của mình.

Từ tháng 11/2014, Fed chấm dứt chương trình QE sau 3 đợt thực hiện với tổng cộng 4.400 tỷ USD được bơm vào nền kinh tế. 

Bất chấp những nỗ lực của các ngân hàng trung ương, lạm phát giảm ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Giá dầu thô thế giới sụt giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm qua, có thời điểm xuống dưới 60 USD/thùng đối với dầu Brent Biển Bắc và chưa tới 55 USD/thùng đối với dầu ngọt nhẹ New York. Nguyên nhân chủ yếu là các nước giảm lượng tiêu thụ trong khi nguồn cung dồi dào. Giá dầu sụt giảm đã tác động mạnh tới nhiều nền kinh tế, đặc biệt là các nước phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì sự kiện giá dầu thế giới giảm mạnh chính là cú shock kinh tế lớn nhất năm nay. 

Tốc độ tăng trưởng ngoạn mục nhất của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong hơn một thập kỷ qua đã gây phấn khích các nhà đầu tư, khiến họ bỏ thêm tiền vào thị trường chứng khoán, giúp thị trường chứng khoán Mỹ thăng hoa với nhiều kỷ lục mới. Giá cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận. (Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính P/E = P/EPS)

Các nước xuất khẩu dầu mỏ chứng kiến đồng nội tệ giảm rất mạnh. Niềm tin vào hầu hết các thị trường mới nổi sụt giảm nghiêm trọng.

Điển hình như Nga, quốc gia có tới một nửa nguồn thu đến từ dầu mỏ, khi giá dầu thế giới rơi xuống mức 60 USD/thùng, đồng nội tệ cũng như nền kinh tế Nga ngay lập tức gặp vấn đề.

2014 cũng là năm tồi tệ nhất với Ukraine kể từ chiến tranh thế giới thứ II khi tăng trưởng của Ukraine đã giảm 7,5%.  Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Ukraine đã lên tới 21% tính đến cuối tháng 11 vừa qua do dự trữ vàng và ngoại tệ giảm mạnh. Đồng Hryvna của Ukraine cũng liên tục mất giá. 

Mặc dù tăng trưởng giảm tốc và giá bất động sản bắt đầu giảm, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn tăng điểm mạnh mẽ.

Thị trường chứng khoán Ấn Độ tăng trưởng nhanh nhờ chiến thắng của Tổng thống Narenda Modi và nhờ thâm hụt cán cân vãng lai được thu hẹp do giá dầu giảm.

Biểu đồ: Economist