Kính thưa Chủ tọa kỳ họp,
Kính thưa Quốc hội!
Tôi cơ bản đồng tình với nhiều nội dung nêu trong Báo cáo quyết toán của Chính phủ năm 2009 và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban tài chính và ngân sách về lĩnh vực này. Tuy nhiên, qua nghiên cứu Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009 thì ngoài những mặt được, tôi cũng cảm nhận thấy Báo cáo quyết toán này so với Báo cáo quyết toán của năm 2008 đã có rất nhiều khởi sắc, nhiều tiến bộ hơn nhưng những vấn đề trong lĩnh vực văn hóa, xã hội thì tôi cũng mong được đóng góp một số ý kiến vào Báo cáo quyết toán này.
Vấn đề quy hoạch, công tác quy hoạch của chúng ta phải đi trước một bước trong đó đặc biệt là tình trạng thiếu hệ thống các trường, lớp hiện nay. Nhưng trong Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước có một số lĩnh vực thực hiện các chính sách đã được Chính phủ ban hành thì tôi thấy trong thực hiện của năm 2009 chưa thể hiện được rõ nét. Ví dụ chúng ta có Quyết định số 149 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015. Nhưng qua quá trình đi giám sát chúng tôi nhận thấy việc hệ thống thiếu trường lớp mầm non hiện nay còn diễn ra khá phổ biến trên phạm vi cả nước. Nên chăng phê duyệt những đề án này thì Chính phủ kèm theo đó phê duyệt kinh phí để thực hiện.
Có phản ánh rằng phê duyệt kinh phí để thực hiện đề án này của chúng ta chưa được coi trọng. Chính vì thế khi nghiên cứu trong quyết toán chúng tôi một lần nữa khẳng định thêm việc đầu tư để mà có kinh phí khi chúng ta phê duyệt đề án 149 của Thủ tướng Chính phủ chưa được quan tâm. Một số văn bản khác của Chính phủ khi nói về xã hội hóa thì ngân sách của chúng ta rất mức độ, nhưng khi thực hiện xã hội hóa thì Nghị quyết số 05 về đẩy mạnh xã hội hóa trong vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao cũng được ban hành từ năm 2005 nhưng hiện tại khi nghiên cứu báo cáo quyết toán thì vấn đề đầu tư ngân sách theo Nghị quyết 05, kể cả Nghị định 69 của Chính phủ về những chính sách khuyến khích hoạt động xã hội hóa trong những lĩnh vực này còn mờ nhạt.
Ví dụ Nghị quyết 05 cũng có dư luận cho rằng phải chăng nghị quyết này không sát với thực tiễn, bởi vì trong Nghị quyết 05 có những chỉ tiêu đặt ra rất cao hầu hết các địa phương không thực hiện được. Trong Nghị quyết 05 nói rằng đến năm 2010 tới 80% trẻ em ở nhà trẻ, 70% trẻ em ở mẫu giáo được học ở các cơ sở ngoài công lập. Thực tế chúng ta biết tình trạng thiếu trường lớp mầm non như việc xếp hàng để đăng ký cho con vào học các trường lớp mầm non tại Hà Nội. Hà Nội đã cố gắng tối đa, đạt 85,5% trẻ em học ở các trường công lập nhưng vẫn không đáp ứng được. Phải chăng Nghị quyết 05 của chúng ta không sát với thực tiễn hay không? rồi chính sách thực hiện khuyến khích xã hội hóa trong Nghị định số 69 của Chính phủ thì tạo quỹ đất sạch, tức là quỹ đất đã giải phóng mặt bằng cho các cơ sở ngoài công lập thì thử hỏi rằng có bao nhiêu cơ sở ngoài công lập của đối tượng mầm non được đầu tư về việc tạo quỹ đất sạch, được hỗ trợ như thế này.
Thiết nghĩ không phải Nghị quyết 05 của chúng ta là không sát thực tiễn, mà trong Nghị quyết 05 có những qui định rất rõ để có điều kiện thực hiện. Ví dụ, như ở đây trong Nghị quyết nói rất rõ điều kiện tức là giao cho Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu phương thức để thực hiện chuyển dần kinh phí Nhà nước hỗ trợ cho người thụ hưởng qua các cơ sở công lập sang trực tiếp cho người thụ hưởng. Tôi đơn cử ví dụ như khi giám sát ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 thì một trẻ em ở mầm non có thể được hỗ trợ khoảng 2,7 triệu một năm. Nhưng những em không được vào học các cơ sở mầm non thì làm sao được 2,7 triệu này. Vậy nếu giao cho Bộ Tài chính để mà nghiên cứu phương thức chuyển dần phần kinh phí Nhà nước hỗ trợ thông qua các cơ sở công lập này sang các cơ sở ngoài công lập, nếu ta thực hiện ta tham mưu được điều đó thì phần mà chuyển cho các đối tượng thụ hưởng trực tiếp thì như vậy đối tượng thụ hưởng người ta thích học ở trường ngoài công lập,.hoặc học ở trường trong công lập thì nó mới có thể thực hiện được và nếu như bây giờ trẻ mầm non đang học ở các cơ sở ngoài công lập đóng học phí quá cao, bởi vì Nghị định 69 không áp dụng được cho các cơ sở này. Chính vì vậy, một đứa trẻ đi học ở trường ngoài công lập mà phải chịu từ kinh phí thuê đất, từ xây dựng cơ sở vật chất, từ vấn đề trả lương các thầy, cô giáo v.v... học phí lên tới 3 triệu, 4 triệu thì tại sao các cơ sở ngoài công lập không phát triển được. Chúng tôi rất mong xã hội hóa trong Nghị quyết số 05 giao chức năng thẩm quyền cho từng bộ, ngành thì rất mong làm thế nào đó những chính sách đó phải được Chính phủ nghiên cứu một cách rõ nét, mạnh mẽ hơn và có sự chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện có hiệu quả hơn, như vậy thì quyết toán ngân sách nhà nước của chúng ta mới hạn chế được. Tôi đơn cử như trong phần phân công chức năng, nhiệm vụ rất rõ Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đầu tư hỗ trợ của nhà nước cho các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao, đặc biệt là các cơ sở hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Rõ ràng tôi chưa nhận thấy sự hỗ trợ của nhà nước với các đối tượng này và vai trò tham mưu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường để tạo quỹ đất cho các cơ sở ngoài công lập xây dựng nhà trường. Hiện nay tôi đơn cử mỗi cơ sở mầm non mà dân tộc thiểu số còn tới 37% trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi chưa có trường, có lớp để đi học phổ cập mầm non 5 tuổi. Vậy tất cả chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành khi chúng ta thực hiện nhiệm vụ của mình trong một số nghị định đã được ban hành từ những năm 2005, 2006 và 2008 phục vụ cho phân bổ ngân sách nhà nước cần quan tâm nhiều hơn.
Xin cảm ơn Quốc hội!