Ngoài các khoang bom và tên lửa, chiến đấu cơ này còn có thể lắp vũ khí ngoài giá treo 2 bên để lắp đặt các loại tên lửa có điều khiển và bom.
Là một máy bay đa năng, T-50 không chỉ có thể chiếm lĩnh ưu thế trên không mà còn có khả năng giải quyết các vấn đề chiến thuật. Nhờ khả năng tàng hình, nó có thể xâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương và giáng đòn siêu chính xác.
Nhà sản xuất cũng trang bị cho T-50 radar hiện đại để giành thế thượng phong trên bầu trời và triệt hạ các mục tiêu trên không, mặt đất và mặt biển.Bên cạnh đó, vật liệu siêu bền composite được sử dụng rộng rãi trên T-50 (chiếm 70% diện tích bề ngoài và 25% trọng lượng toàn bộ máy bay).
Về kích thước T-50 lớn hơn F-22 và nhỏ hơn so với Su-27, có vận tốc bay đạt đến 2.600 km/giờ (không cần động cơ đốt sau), tầm hoạt động đạt 5000km và trần bay cao là 20km. Trọng lượng cất cánh tối đa 35480kg, tải trọng chiến đấu tối đa 10000kg.
Về trang bị vũ khí, T-50 được trang bị pháo GSH-301-4071k, cỡ nòng 30mm, cơ số đạn 150 phát bắn, tốc độ bắn 1500 phát/phút. Bên cạnh đó, T-50 còn được trang bị tên lửa không đối không tầm xa trung bình K-77-1; tên lửa không đối không tầm xa K-37M; các tên lửa tầm ngắn X-38ME; tên lửa chống radar X-58UshKE; bom KAB-500.
Bên cạnh đó, T-50 còn được coi là cỗ máy chiến đấu "thông minh" có cánh. "Bộ não điện tử" của máy bay - hệ thống tiếp nhận và quản lý thông tin có khả năng trao đổi dữ liệu với những máy bay khác, với trạm chỉ huy, hệ thống tình báo của lực lượng mặt đất, không quân-vũ trụ và Hải quân.
Bên cạnh đó, Ấn Độ và Nga đang thảo luận về khả năng cùng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trên cơ sở T-50. Đối tác của Nga có thể đầu tư 3,7 tỷ USD vào dự án này, đến nay đã cấp 250 triệu USD cho các công việc thiết kế.
PV (tổng hợp)