Ảnh minh họa |
Như vậy năng suất bình quân cả vụ lúa hè thu ước đạt 5,2 tấn/ha. Sản lượng toàn vùng ước đạt trên 8,5 triệu tấn.
Kết quả đáng phấn khởi trên là nhờ các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục mở rộng diện tích áp dụng kỹ thuật tiên tiến như “3 giảm 3 tăng,” “1 phải 5 giảm,” tăng cường sử dụng các giống cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt, kháng sâu bệnh, chịu mặn, phèn, hạn.
Tuy sâu bệnh xuất hiện phá hại hàng chục ngàn ha lúa nhưng không gây thiệt hại đáng kể, bởi nhờ các địa phương đều đã kịp thời phòng trị sâu bệnh.
Cơ cấu giống lúa năm nay bố trí hợp lý ( từ 4-5 giống chủ lực), tại mỗi địa phương, tỷ lệ giống lúa chất lượng thấp không vượt quá 15% diện tích. Đối với lúa thơm, đặc sản cũng chỉ giới hạn không vượt quá 15% diện tích.
Khoảng 70% diện tích trồng vụ lúa hè thu được bố trí các giống lúa chất lượng cao, gạo hạt dài. Nông dân sử dụng giống lúa thích nghi với từng vùng sinh thái, ít nhiễm sâu bệnh và thực hiện tốt phòng trừ dịch bệnh, đặc biệt là rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
Tuy nhiên do xuất khẩu gạo sáu tháng đầu năm giảm hơn cùng kỳ năm 2011 là 0,5 triệu tấn dẫn đến việc tiêu thụ lúa hàng hóa chậm. Hiện giá lúa tươi vừa thu hoạch chỉ còn từ 4.500-4.750 đồng/kg. Trong khi giá thành sản xuất bình quân là 3.993 đồng/kg. Nếu bán lúa trong thời điểm này, nông dân thu lãi dưới 30%.
Mới đây, Chính phủ quyết định mua tạm trữ 0,5 triệu tấn gạo, ngành lương thực phấn đấu 6 tháng cuối năm xuất khẩu từ 3,5-4 triệu tấn gạo nhằm ngăn chặn tình trạng giá lúa tiếp tục sụt giảm đồng thời kéo giá lúa bán ra cao hơn.
3 giảm, 3 tăng là giảm lượng giống gieo sạ không cần thiết; giảm lượng phân bón mà chủ yếu là giảm lượng phân đạm bón dư thừa; giảm số lần phun thuốc, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ứng dụng 3 giảm trên sẽ tăng được năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế. 1 phải: Phải sử dụng giống tốt, giống xác nhận. 5 giảm gồm có: Giảm giống (áp dụng mật độ sạ hợp lý; áp dụng công cụ gieo sạ theo hàng); Giảm lượng phân đạm; Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật; Giảm lượng nước tưới và số lần bơm tưới; Giảm thất thoát trong và sau thu hoạch. |
Thùy Trang
Tin liên quan:
> Thủ tướng quyết định mua tạm trữ tối đa 500.000 tấn quy gạo