Đây là hoạt động khởi đầu cho chuỗi các hoạt động trồng và giám sát rừng tại Đồng Nai trong suốt mùa hè này, với mục đích quyết tâm phục hồi rừng nghèo kiệt, ứng phó với biến đổi khí hậu, điều tiết nguồn nước cho TPHCM và bảo vệ một trong những quần thể voi hoang dã cuối cùng tại Việt Nam.
Chương trình "Trồng và giám sát rừng cộng đồng" là sáng kiến của Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia được thực hiện từ năm 2018.
Với sự tham gia và đồng hành của Nestlé, Chương trình đã mang về Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai 1.000 cây gỗ quý bản địa và cây làm thức ăn cho động vật hoang dã gồm gồm: Huỷnh, Liêu Chiêu, Ươi, Sao đen, Dầu rái, Gõ đỏ, Cẩm lai....
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai là nơi sinh sống của một trong những quần thể voi cuối cùng tại Việt Nam. Cả nước hiện chỉ còn không quá 50 con voi hoang dã ngoài thiên nhiên, trong đó một quần thể voi khoảng 11-14 cá thể đang sinh sống tại Đồng Nai.
Năm 2010, 7 cá thể voi hoang dã tỉnh Đồng Nai đã bị giết hại. Không kiếm đủ thức ăn trong rừng, voi phải ra khu vực ruộng Điều, Xoài của người dân kiếm ăn và đã bị đầu độc chết. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai đã lắp đặt 50 km hàng rào nhằm ngăn không cho voi ra khu vực nương rẫy.
Tuy nhiên, bầy voi vẫn ra kiếm ăn ở khu vực gần hàng rào và tìm cách vượt ra ngoài. Vì vậy, việc khôi phục rừng, bảo đảm nguồn thức ăn dồi dào, giúp bảo vệ voi cùng nhiều loài động vật hoang dã là giải pháp lâu dài và triệt để.
Điểm đặc biệt của Chương trình là khu rừng sẽ liên tục được theo dõi, giám sát và chăm sóc trong 4 năm để bảo đảm rừng phát triển tốt. Khu rừng do Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia thực hiện trồng vào năm 2018 với tỷ lệ sống lên đến 86%.
Đây cũng là ngày trồng rừng ý nghĩa và đặc biệt với toàn thể cán bộ, nhân viên tập đoàn Nestlé.
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, nhà sáng lập & Giám đốc Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia chia sẻ: "Gaia rất trân trọng và đánh giá cao sự quan tâm, ủng hộ của các cá nhân, doanh nghiệp và đối tác Chính phủ đối với chương trình trồng rừng. Các doanh nghiệp như Nestle chính là người tạo ra thay đổi, chúng ta cùng hành động, kiến tạo một tương lai bền vững."
Nói đến ý thức của các doanh nghiệp trong phát triển bền vững, bà Huyền cũng có rằng mỗi doanh nghiệp bên cạnh tham gia vào các hoạt động chung như trồng rừng thì cần nhận thức việc tăng trưởng xanh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình. Bên cạnh các doanh nhgieepj trong lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp thì Novaland cũng được biết đến một trong những doanh nghiệp bất động sản tiên phong áp dụng hệ thống công trình xanh EDGE của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) trong thiết kế và thi công dự án với mục tiêu giảm tối thiểu 20% đối với nguồn vật liệu, mức năng lượng tiêu thụ, mức tiêu thụ nước. Công tác giám sát tác động tới môi trường thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên như năng lượng, nước, giảm thiểu tiếng ồn... góp phần vào việc vận hành lâu dài và phát triển bền vững của Tập đoàn.
Cụ thể, để chủ động có nguồn cây xanh phục vụ dự án NovaWorld Phan Thiet tại Bình Thuận, Novaland đã thiết lập vườn ươm ngay tại địa phương, tiến hành cải tạo chỉnh trang khu công viên phía trước dự án để tạo điểm nhấn cho địa phương cũng như bảo đảm tiêu chí công trình xanh.
Ngoài Đồng Nai, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia tiếp tục đẩy mạnh chương trình trồng và giám sát rừng đặc dụng trên khắp Việt Nam như: Vườn Quốc gia Bến En, Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ...
Lê Nguyễn