Ngày 19 - 8 - 2011 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh. Đây là kết quả của quá trình phấn đấu, xây dựng và phát triển 35 năm qua của các thế hệ cán bộ, giảng viên, HSSV của Nhà trường từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Việc nâng cấp trường diễn ra khi bước vào tuổi 35 đầy sung sứckhông chỉ là niềm tự hào mà còn tạo sự hứng khởicho cán bộ, giáo viên, HSSV toàn Trường bước vào thời kỳ năng động sáng tạo mới nhằm đào tạo nguồn nhân lựcchuyên ngành cho đất nước.
Giới thiệu với báo Tàì nguyên & Môi trường về cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô đào tạo hiện nay của Trường,
PGS. TS. Nguyễn Đình Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học TN & MT thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Từ cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý, số lượng giảng viên và quy mô đào tạo khiêm tốn của những năm đầu thành lập, đến nay Trường đang đào tạo 9 ngành, gồm: Khí tượng học, Công nghệ Kỹ thuật môi trường, Công nghệ Kỹ thuật trắc địa, Quản lý đất đai, Thủy văn - Tài nguyên nước, Cấp thoát nước, Hệ thống thông tin, Tin học ứng dụng và Quản trị kinh doanh với quy mô đào tạo trên 6.000 HSSV thông qua các loại hình đào tạo: Chính quy, liên thông, vừa làm vừa học. Trường hiện có trên 150 giảng viên, trong đó có 3 GS.TS, 5 PGS.TS, 20 TS, 06 NCS, 50 ThS và 40 đang học Cao học. Đội ngũ giảng viên có trình độ sau đại học chắn chắn sẽ tăng nhanh với việc trường được nâng cấp thành trường Đại học. Trường có 2 cơ sở với tổng diện tích đất trên 6 ha, trên 15.000 m2 sàn xây dựng, đáp ứng quy mô đào tạo 10.000 HSSV.
Từ năm 2007, với định hướng phát triển Trường tầm nhìn đến năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN & MT) đã triển khai dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới cho Trường theo hướng hiện đại, với diện tích đất 40 ha, quy mô đào tạo từ 20.000 - 25.000 HSSV tại Huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cao cho ngành tại phía Nam, đáp ứng quy hoạch mạng lưới các trường Đại học, Cao đẳng của Chính phủ đến năm 2020. Trường cũng đã được Bộ TN &MT quan tâm đầu tư kinh phí tăng cường phòng học, trang thiết bị giảng dạy, thực hành. Đến nay, Trường có số lượng thiết bị giảng dạy, phục vụ giảng dạy tương đối hiện đại gồm: 6 phòng học thực hành tin học với 300 máy vi tính; 3 phòng học ngoại ngữ; 2 phòng thí nghiệm môi trường với đủ các yếu tố phân tích, máy móc được cập nhật hiện đại, đạt tiêu chuẩn ISO 17025; 1 phòng thí nghiệm Hóa - Lý đại cương, 1 phòng công nghệ địa chính và trắc địa bản đồ; 1 phòng thu ảnh vệ tinh phục vụ thực tập phân tích bản đồ dự báo thời tiết; 1 trạm khí tượng tự động; 1 trạm khí tượng mặt đất với đủ các thiết bị quan trắc tự động và bán tự động; 1 trạm thực hành thủy văn; 2 phòng thực hành máy khí tượng, thủy văn tự động và bán tự động,hơn 400 máy móc các loại phục vụ cho chuyên ngành khí tượng, thủy văn, môi trường, đo đạc và bản đồ cùng nhiều máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy khác.
Trường có 2 thư viện tại 2 cơ sở với hơn 10.000 đầu sách chuyên môn và hàng nghìn tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy các chuyên ngành đang đào tạo. Trường quan tâm tăng cường đầu sách, mở rộng phòng đọc cho Thư viện bằng nguồn kinh phí phát triển của Trường. Năm 2011, trường cũng đã được Bộ TN & MT đầu tư kinh phí xây dựng Thư viện điện tử với trên 6 tỷ đồng, mở rộng diện tích phòng đọc, đáp ứng nhu cầu tra cứ tài liệu trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
Với cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô đào tạo như vậy, định hướng hoạt động và phát triển của Trường Đại học TN&MT Tp Hồ Chí Minh được hoạch định như thế nào thưa Phó Giáo sư ?
PGS.TS. Nguyễn Đình Tuấn: Sự phát triển và hình thành Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh được tác động bởi nhiều yếu tố: Nhân loại đang bước vào giai đoạn lịch sử mới, trong đó lao động sáng tạo trí tuệ giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội; giáo dục và đào tạo có sự cạnh tranh mạnh mẽ, yều cầu đào tạo phải đáp ứng nhu cầu của xã hội; vì thế; mọi hoạt động của Nhà trường phải được đánh giá, kiểm định…Trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực lĩnh vực tài nguyên và môi trường đòi hỏi phải có trình độ cao để thực hiện nhiệm vụ quản lý ngày càng đa dạng, phức tạp. Trường đang đứng trước những cơ hội và thách thức với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành và cho xã hội. Nhiệm vụ trọng tâm của Trường là duy trì ổn định các hoạt động để từng bước hiện đại hóa nội dung chương trình đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cao cho ngành tài nguyên và môi trường. Từ thực tế này, Trường cần thực hiện những giải pháp mang tính đồng bộ và cấp bách như sau:
Một là, kiện toàn tổ chức bộ máy: Việc kiện toàn tổ chức bộ máy được thực hiện trên cơ sở bộ máy và đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Trường đang có, đồngthời có sự bổ sung nguồn nhân lực từ bên ngoài thông qua tuyển dụng mới và thu hút bằng cơ chế chính sách của Nhà nước và của Nhà trường, nhất là đối với những người có học hàm, học vị cao,chuyên môn giỏi.Sắp xếp đội ngũ cán bộ, giảng viên các Khoa, Phòng, Bộ môn theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ số lượng, phù hợp về cơ cấu, đáp ứng nhiệm vụ của trường Đại học chuyên ngành, trọng điểm ở khu vực phía Nam.
Hai là, tiếp tục xây dựng đội ngũ giảng viên: Về cơ cấu, đảm bảo mức từ 15 sinh viên/ giảng viên. Với định mức này, số giảng viên của Trường khi ổn định sẽ đạt từ 300 đến 400 người, trong đó khoảng 70% là cơ hữu, còn lại là thỉnh giảng.
Về trình độ, phấn đấu đến 2020, đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường có trình độ sau đại học đạt trên 85% . Giai đoạn 2010-2015: Nhu cầu giảng viên cơ hữu là 240, yêu cầu về trình độ sau đại học: 195 (tỷ lệ 81,3%). Giai đoạn 2016-2020: nhu cầu giảng viên cơ hữu là 340, yêu cầu về trình độ sau đại học: 295 (tỷ lệ 86,85 %)
Giải pháp thực hiện mục tiêu này của Trường là: Rà soát đội ngũ giảng viên hiện có của các khoa, phòng, bộ môn để lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo từng bước việc giảng dạy đối tượng là sinh viên đại học; những giảng viên trong độ tuổi, có khả năng nghiên cứu, có trình độ sư phạm cần đàotạo sau đại học, ưu tiên và khuyến khích đầu tư đào tạo tiến sỹ. Khuyến khích và động viên giảng viên đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Tuyển dụng mới và thu hút từ các đơn vị trong nước như: Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên thu hút đội ngũ cán bộ, giảng viên, ưu tiên tuyển dụng giảng viên có trình độ sau đại học. Thu hút, mời gọi các nhà giáo, nhà khoahọc có trình độ cao hiện đang công tác ở các đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam hoặc những người đã về hưu song còn sức khỏe, có tâm huyết với ngành đểbổ sungnguồn cán bộ cho Nhà trường.
Trong định hướng đào tạo nguồnnhân lực cho ngành tài nguyên và môi trường của Bộ TN & MT đến năm 2020, một trong những giải pháp tăng cường đội ngũ giảng viên cho các Trường thuộc Bộ là điều động biệt phái một số cán bộ có trình độ cao tại các đơn vị quản lý Nhà nước thuộc Bộ để hỗ trợ Nhà trường tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tham gia giảng dạy, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khác về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong quá trình thành lập và giai đoạn đầu phát triển của trường Đại học. Thu hút đội ngũ nghiên cứu sinh đang học tập ở nước ngoài.
Trường hiện có một số nghiên cứu sinh đang học tập ở các nước đã cam kết sẽ về Trường giảng dạy theo chính sách thu hút nguồn lực của Trường. Đây là những sinh viên được học bổng của các trường Đại học danh tiếng tại các nước, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, Trường còn xây dựng hệ thống giảng viên kiêm nhiệm có trình độ cao do Bộ TN &MT điều động từ các đơn vị trong ngành, củng cố các quan hệ hiện có với các giảng viên thỉnh giảng là các nhà khoa học, các cán bộ giảng dạy có học hàm, học vị từ các trường Đại học, các Viện và các Trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước,đội ngũ cán bộ có trình độ sau Đại học của các cơ quan quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của thành phố Hồ Chí Minh.
35 năm hình thành và phát triển, Trường đã có nhiều đóng góp trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành và xã hội,xứng đáng được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, thưa Phó Giáo sư.
PGS.TS. Nguyễn Đình Tuấn: Đúng vậy ! 35 năm qua, Trường đã đào tạo 34 khóa Trung cấp chính quy, 4 khóa Cao đẳng chính quy, 3 khóa chuyên tu Đại học; liên kết với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đào tạo 5 khóa Đại học vừa làm vừa học ngành Địa chính và nhiều Lớp Trung cấp vừa làm vừa học cho các địa phương; đặc biệt đào tạo 1 khóa Trung cấp Khí tượng Thủy văn cho nước bạn Campuchia tại Trường và 1 khóa Sơ cấp Khí tượng Thủy văn tại Campuchia. Hơn 30 năm qua Trường đã cung cấp hàng vạn cán bộ các chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường cho ngành và cho xã hội.
Mở rộng ngành nghề đào tạo là khâu đột phá của nhà trường, bên cạnh việc thực hiện tốt qui định của Nhà nước về công tác quản lý tài chính, tài sản ... Trường còn chú trọng xây dựng qui chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ cơ sở, chế độ khen thưởng công khai, động viên được công chức hăng hái làm việc. Trường thường xuyên tổ chức Hội Giảng giáo viên dạy giỏi hàng năm, qua đó nâng cao trình độ đội ngũ. Luôn bám sát và kịp thời cải tiến, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác đào tạo, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa ngành và xu thế phát triển của khoa học công nghệ. Triển khai và được cấp chuẩn ISO 9001-2008 trong công tác quản lý của Trường, tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 cho phòng thí nghiệm môi trường, triển khai phần mềm quản lý đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành hoạt động đào tạo, quản lý hành chính, thư viện điện tử …
Trường luôn gắn liền lý thuyết với thực tế, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề khoa học, tạo điều kiện cho học sinh thâm nhập thực tế sản xuất, nâng cao tay nghề thông qua việc thực hiện các hợp đồng đo đạc, khảo sát.
Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng được đẩy mạnh qua các đề tài cấp cơ sở, cấp thành phố, cấp Bộ, ngành. Từ năm 2000-2009 Trường đã thực hiện 8 đề tài cấp Bộ, 30 đề tài cấp cơ sở. Năm 2009-2010 đã ký kết các hợp đồng về dịch vụ tư vấn, nghiên cứu khoa họcvới giá trị gần 20 tỷ đồng.
Trường luôn thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của Nhà nước cho cán bộ, viên chức, học sinh sinh viên, đẩy mạnh công tác giáo dục thực hiện tốt pháp luật Nhà nước qua các buổi sinh hoạt chính trị, thời sự. Thực hiện tốt nếp sống văn minh, văn hóa học đường, tránh các biểu hiện tiêu cực, tham ô lãng phí của công. Thường xuyên tổ chức cải thiện đời sống công chức, viên chức, tạo nguồn thu nhập thêm ngoài lương trong điều kiện khả năng của Trường và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Các đoàn thể hoạt động tốt, thường xuyên chăm lo đến đời sống tinh thần cho CCVC, HSSV qua các phong trào Văn ThểMỹ, tham quan, nghỉ mát...
Phong trào thi đua khen thưởng thường xuyên được phát động sôi nổi theo tinh thần Chỉ thị Thông tư số 35/CTTW của Bộ Chính trị và Nghị định 56 của Chính phủ. Từng học kỳ và các ngày lễ lớn Trườngphát động phong trào thi đua và giao ước thi đua với chủ đề thi đua dạy tốt, phục vụ tốt, học tập tốt, lập thành tích chào mừng và tổ chức tổng kết đánh giá qua từng đợt phát động thi đua. Qua phong trào thi đua toàn thể CCVC, HSSV luôn phát huy tính tích cực, sáng tạo trong công tác và học tập, tạo không khí vui tươi, phấn khởi góp phần nâng cao chất lượng công tác và học tập.
Với những thành tích trên, Trường đã được Nhà nuớc tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì cho tập thể Trường năm 2002; 3 Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể Trường năm 1992, 1997 và 2003; 2 Huân chương Lao động hạng Ba cho 2 cá nhân năm 2008 và 2010. 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể Trường năm 1998 và 2009; 4 Cờ thi đua xuất sắc toàn ngành cho tập thể Trường năm 1994, 1996, 2000 và 2003; 2 Bằng khencủa Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích 5 năm (1995-1999); Bằng khen của Tổng cục (cũ) và Bộ cho tập thể Trường từ năm 1990 đến năm 2009; 60 lượt/người được tặng Bằng khen của Tổng cục (cũ) và Bộ. 6 Chiến sỹ thi đua cấp Ngành, 110 lượt/người Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 1 giáo viên dạy giỏi toàn quốc:26 giáo viên dạy giỏi cấp Ngành, 3 giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố: 44 giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở. Bằng khen của Liên đoàn Lao động Tỉnh, Thành phố, Khối năm 1983, 1985, 1995, 2002, 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010.
Xin cám ơn Phó Giáo sư đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện chân tình, cởi mở. Chúc Trường Đại học Tài nguyên & Môi truờng thành phố Hồ chí Minh ngày càng nâng cao chất luợng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triểnngành TN& MT và nền kinh tế quốc dân.
Thu Nga (thực hiện)