In bài viết

Vĩnh Phúc, Long An: Chủ động nguồn nước cho sản xuất

* Vĩnh Phúc: Tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh hối hợp với chính quyền địa phương bơm nước đổ ải để gieo cấy vụ xuân, đồng thời bơm tưới cho các loại cây trồng sinh trưởng tốt. Đến nay, toàn bộ diện tích gieo cấy đã được cung cấp nước và hơn 85% diện tích đã được gieo cấy so với kế hoạch. Các công trình chứa nước như hồ Đại Lải, Hồ Thanh Lanh, Hồ Vân Trục, Hồ Vân Trục, Đầm Rưng...nước chứa trong các công trình này vẫn ở mức cao, đảm bảo tưới dưỡng cho các loại cây trồng trong thời gian tới. Có được kết quả này là do tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng kè đập nâng cao khả năng dự trữ nước, luôn chủ động và lập kế hoạch tích trữ nước sát với điều kiện thời tiết mỗi năm.

20/02/2012 13:23
Vụ xuân 2012, Vĩnh Phúc có kế hoạch gieo trồng 41.000 ha; trong đó có 30.500 ha lúa, còn lại là rau màu các loại. Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng hướng dẫn cho nông dân bố trí cơ cấu giống cây trồng phù hợp và sản xuất đúng thời vụ. Vĩnh Phúc còn chỉ đạo nông dân thu hoạch nhanh gọn các loại cây trồng vụ Đông trước tết âm lịch, giải phóng đất sớm để cấy lúa vụ Xuân kịp thời. Mặt khác, rà soát diện tích khó khăn về nguồn nước tưới, hướng dẫn nông dân chủ động chuyển sang trồng các loại cây, rau màu có hiệu quả hơn; huy động mọi nguồn lực, phương tiện, các biện pháp trữ nước sớm để đổ ải cấy lúa và dưỡng nước cho cây trồng. Các đơn vị dịch vụ cũng đã cung ứng khoảng 1.700 tấn lúa giống, 50 tấn ngô giống, trên 3.700 tấn phân bón trả chậm.
Để tiết kiệm nguồn nước và điều tiết nước hiệu quả giúp cây trồng phát triển tốt, Vĩnh Phúc tăng cường kiểm tra, nạo vét các cửa khẩu lấy nước, các kênh mương tưới, tiêu, kênh nội đồng đảm bảo khơi thông dòng chảy; tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng các công trình trên kênh như cống lấy nước, cống điều tiết, cánh cống, các thiết bị đóng mở cống để vận hành an toàn, đảm bảo tưới tiết kiệm. Tỉnh tập trung chỉ đạo công tác điều nước và dẫn nước từ công trình đầu mối đến các hộ dùng nước đảm bảo tiết kiệm không thất thoát lãng phí; tu bổ, nạo vét hệ thống kênh mương, bảo dưỡng máy móc, thiết bị kịp thời, xứ lý các sự cố hư hỏng để việc cấp nước được thuận lợi và nhanh chóng.
Đối với những vùng có diện tích hạn, không đảm bảo nguồn nước cho cấy lúa, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang các loại cây chịu hạn.
* Tuy vụ Đông Xuân năm nay các huyện vùng lũ là Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ và phía Bắc huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) vào vụ chậm so với mọi năm từ 30-45 ngày nhưng lúa đang phát triển tốt, hứa hẹn một mùa bội thu.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Tuy đầu vụ nông dân gặp nhiều khó khăn do nước lũ rút chậm, tỉnh phải hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng giúp bà con hộ nghèo khó liên kết với nhau đắp bờ vùng, bờ thửa để bơm chuyền nước lũ ra sông đẩy nhanh tiến độ gieo sạ, đảm bảo mùa vụ. Mặt khác bà con nông dân ở các vùng trũng thấp khắc phục chuyển đổi sử dụng giống lúa IR 50404 đưa vào gieo sạ 30-40% diện tích để rút ngăn thời gian thu hoạch không để làm ảnh hưởng đến vụ Hè Thu tới. Nhờ vậy, hiện nay các huyện vùng lũ đã kết thúc mùa vụ với gần 170.000 ha lúa Đông Xuân, đảm bảo 100% kế hoạch. Lúa hiện nay ở các huyện vùng lũ đang phát triển tốt. Sâu bệnh xuất hiện phá hại mùa vụ không đáng kể như bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, cháy bìa lá.
Hiện nay, hàng ngày có từ 5.000 - 7.000 lao động ra đồng chăm sóc nhỏ cỏ, bắt ốc bươu vàng, diệt chuột, bơm nước để dành một mùa vụ bội thu. Ngành lương thực Long An đang triển khai xây dựng mang lưới thu mua xuống tận các xã vùng sâu vùng xa giúp bà con thu hoạch đến đâu tiêu thụ ngay đến đó.
Nguyễn Trọng Lịch, Thanh Tuấn