Ảnh minh họa |
Vĩnh Phúc sẽ tập trung vào một số giống cụ thể về thời vụ như: Cải ăn lá các loại, thời vụ trồng quanh năm; Cải bắp trồng vụ đông, hè thu; Su su chân núi trồng vụ đông xuân, Su su trên núi trồng quanh năm... đến năm 2020, với 3.127 ha canh tác, trong đó 800ha là chuyên canh trồng 4 vụ/năm và 2.327 ha luân canh (chủ yếu trồng trong vụ Đông xuân) tương đương 8.000 ha gieo trồng/năm, năng suất ước đạt 18 tấn/ha, sản lượng sẽ đạt 144.000 tấn; giải quyết việc làm cho trên 37.524 lao động.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sản xuất kinh doanh rau quả an toàn tại vùng quy hoạch. Hỗ trợ kinh phí cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn.
Đồng thời, tăng cường mở các lớp tập huấn, đào tạo về quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật canh tác, sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm rau an toàn trên địa bàn. Áp dụng Quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo VietGAP và các tiêu chuẩn khác được công nhận.
Tỉnh cũng sẽ tăng cường tuyên truyền, tập huấn Quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho nông dân; mở rộng mạng lưới lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, đa dạng hoá các mô hình tiêu thụ, từng bước khai thông thị trường xuất khẩu. Thực hiện việc kinh doanh có địa chỉ, tiến tới có thương hiệu, đảm bảo lợi ích của cả người sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Nguyễn Hoàn