In bài viết

Vụ Đông Xuân 2021-2022 ở miền Bắc đối mặt với rét và thiếu nước

(Chinhphu.vn) - Vụ Đông Xuân 2020- 2021 tại các tỉnh phía bắc là một vụ sản xuất thắng lợi, đạt về năng suất, giá trị và lợi nhuận. Tuy nhiên, vụ Đông Xuân 2021-2022 dự đoán sẽ gặp khó khăn hơn trong điều kiện dịch bệnh phức tạp và ảnh hưởng cực đoan của biến đổi của khí hậu.

09/11/2021 13:09

Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương thiếu nước cần chuyển đổi ngay trồng lúa sang các loại cây trồng khác phù hợp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị “Đánh giá kết quả sản xuất năm 2021, triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 các tỉnh phía bắc” ngày 9/11 của Bộ NN&PTNT.

Vụ Đông Xuân 2020-2021, tổng diện tích gieo cấy lúa tại các tỉnh phía bắc ước đạt 1.087.000 ha, giảm khoảng 10.000 ha so với cùng kỳ năm trước, diện tích gieo cấy giảm do chuyển đổi sang các loại cây rau màu và mục đích phi nông nghiệp.

Năng suất lúa vụ Đông Xuân 2020-2021 ước đạt khoảng 64,2 tạ/ha (tăng 1,6 tạ/ha so với vụ Đông Xuân 2019-2020); sản lượng lúa toàn miền Bắc trong vụ này ước đạt 6,983 triệu tấn (tăng khoảng 104.000 tấn so với cùng kỳ năm trước).

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt đánh giá, sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2020- 2021 ở các tỉnh phía bắc đã thắng lợi, đạt về năng suất, giá trị và lợi nhuận do mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa chất lượng, giảm chi phí đầu vào sản xuất như chi phí bảo vệ thực vật, phí công lao động do tăng cường áp dụng cơ giới hóa.   

Theo Cục Trồng trọt, vụ Đông Xuân 2021-2022 ở các tỉnh miền Bắc dự kiến phải đối mặt với nhiều khó khăn như: Xu hướng rét đậm, rét hại trong mùa Đông xảy ra sớm, với tần suất mạnh; nguồn nước đến các hồ chứa lớn và trên các lưu vực sông khu vực Bắc Bộ tiếp tục thiếu hụt từ 30% đến 50%, đặc biệt vùng hạ lưu sông Lô và sông Hồng thiếu hụt từ 60% đến 90%. Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng cũng đặt ra thách thức với các vựa nông nghiệp khu vực phía Bắc.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt lưu ý: “Với vụ Đông Xuân 2021-2022 ở các tỉnh miền Bắc, cần lưu ý những diện tích nào không chủ động được nguồn nước thì cương quyết thực hiện chuyển đổi, không trồng lúa bằng mọi giá. Do việc đổ ải không bằng những năm trước, kết hợp với thời tiết lạnh khả năng sẽ dẫn đến hiện tượng ngộ độc hữu cơ, nghẹt rễ, cần phải làm đất kỹ và sớm hơn”.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị, các đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương chủ động, linh hoạt, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, bám sát sản xuất, tăng cường kiểm tra vật tư nông nghiệp. Tổ chức cày ải sớm ở nơi có điều kiện, mở rộng diện tích lúa chất lượng, đồng thời chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong hỗ trợ sản xuất vụ Đông Xuân, sản xuất theo tín hiệu thị trường, có kế hoạch và sản xuất đảm bảo theo Viet Gap, hướng hữu cơ.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: “Dịch COVID-19 kéo dài, đặc biệt là đợt dịch lần thứ 4 bùng phát ảnh hưởng rất nặng nề đến phát triển kinh tế, đời sống, sản xuất nông nghiệp, khiến đứt gãy các chuỗi cung ứng. Ngoài ra, năm nay giá cả vật tư đầu vào, đặc biệt là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng biến động, gây khó khăn cho sản xuất, trồng trọt. Các địa phương tiếp tục chủ động sản xuất rau màu, cây ăn quả vụ Đông bởi vào dịp cuối năm nhu cầu sẽ tăng cao, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu”.

Đỗ Hương



Vụ Đông xuân 2021-2022 ở miền Bắc đối mặt với rét và thiếu nước

(Chinhphu.vn) - Vụ Đông Xuân 2020- 2021 các tỉnh phía Bắc là một vụ sản xuất thắng lợi, đạt về năng suất, giá trị và lợi nhuận. Tuy nhiên vụ Đông Xuân 2021-2022 dự đoán sẽ gặp khó khăn hơn trong điều kiện dịch bệnh phức tạp và ảnh hưởng cực đoan của biến đổi của khí hậu.

Đây là thông tin được nêu tại Hội nghị “Đánh giá kết quả sản xuất năm 2021, triển khai sản xuất vụ đông xuân 2021-2022 các tỉnh phía Bắc” ngày 9/11 của Bộ NN&PTNT.

Vụ Đông Xuân 2020-2021, tổng diện tích gieo cấy vụ lúa tại các tỉnh phía Bắc ước đạt 1.087 nghìn ha, giảm khoảng 10 nghìn ha so với vụ cùng kỳ năm trước, diện

tích gieo cấy giảm do chuyển đổi sang các loại cây rau màu và mục đích phi nông nghiệp.

Năng suất lúa vụ Đông Xuân 2020-2021 ước đạt khoảng 64,2 tạ/ha (tăng 1,6 tạ/ha so với vụ Đông Xuân 2019-2020); về sản lượng lúa toàn miền Bắc vụ Đông Xuân 2020-2021 ước đạt 6,983 triệu tấn (tăng khoảng 104 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước).

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2020- 2021 các tỉnh phía Bắc là một vụ sản xuất thắng lợi, đạt về năng suất, giá trị và lợi nhuận do diện tích gieo cấy giống lúa chất lượng được mở rộng, ngoài ra chi phí đầu vào sản xuất năm nay giảm hơn so với năm trước (do giảm chi phí về bảo vệ thực vật, giảm chi phí công lao động do tăng cường áp dụng cơ giới hóa).

Đối với sản xuất lúa vụ Hè Thu, vụ Mùa 2021, diện tích gieo cấy lúa tại các tỉnh phía Bắc ước đạt 1,217 triệu ha (giảm khoảng 8 nghìn ha so với năm 2020); năng suất trung bình ước đạt 52,9 tạ/ha (tăng 1,4 tạ/ha so với năm 2020); sản lượng đạt 6,435 nghìn tấn (tăng 129 nghìn tấn so với năm 2020).

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, vụ Hè Thu, Mùa 2021, diện tích gieo cấy lúa giảm khoảng 8 nghìn ha, các vùng đều có diện tích gieo cấy, trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng giảm 7 nghìn ha, Trung du miền núi phía Bắc giảm khoảng 2 nghìn ha. Nguyên nhân do một số diện tích gieo cấy lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang cây rau màu, cây ăn quả lâu năm có hiệu quả kinh tế cao hơn và một phần diện tích đã chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp.

“Vụ Hè Thu, Mùa 2021 các địa phương đã ứng dụng tốt các biện pháp kỹ thuật như giống mới, biện pháp canh tác tổng hợp và công tác dự tính, dự báo, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời… đã làm năng suất lúa ở các trà, các vùng đều tăng so với cùng kỳ năm 2020”, ông Cường cho biết.     

Theo Cục trồng Trọt, vụ Đông Xuân 2021-2022 ở các tỉnh miền Bắc dự kiến là vụ phải đối mặt với nhiều khó khăn như: xu hướng rét đậm, rét hại trong mùa Đông xảy ra sớm, với tần suất mạnh. Nguồn nước đến các hồ chứa lớn và trên các lưu vực sông khu vực Bắc Bộ tiếp tục thiếu hụt từ 30% đến 50%, đặc biệt thiếu hụt tại vùng hạ lưu sông Lô và sông Hồng từ 60% đến 90%. Đáng lo ngại hiện vụ Đông Xuân 2021-2022 diễn ra trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn ra bất thường và có xu hướng gia tăng, cũng đặt ra thách thức của các vựa nông nghiệp khu vực phía Bắc.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: “Vụ Đông Xuân 2021-2022 ở các tỉnh miền Bắc cần lưu ý những diện tích nào không chủ động được nguồn nước thì cương quyết phải thực hiện chuyển đổi không trồng lúa bằng mọi giá. Do việc đổ ải không bằng những năm trước kết hợp với thời tiết lạnh khả năng sẽ dẫn đến hiện tượng ngộ độc hữu cơ, nghẹt rễ, cần phải làm đất kỹ và sớm hơn”.

Để vụ Đông Xuân 2021 – 2022 đạt hiệu quả, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đề nghị, các địa phương sớm xây dựng kế hoạch sản xuất lúa, màu vụ Đông xuân 2021 - 2022 và vụ Hè thu, vụ Đông của cả năm 2022.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh lưu ý, các đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương chủ động linh hoạt chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, bám sát sản xuất, tăng cường kiểm tra vật tư nông nghiệp. Tổ chức cày ải sớm ở nơi có điều kiện, mở rộng diện tích lúa chất lượng, đồng thời chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ , kỹ thuật trong hỗ trợ sản xuất vụ Đông xuân, sản xuất theo tín hiệu thị trường, có kế hoạch và sản xuất đảm bảo theo Viet Gap, hướng hữu cơ.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: “Dịch COVID-19 kéo dài, đặc biệt là đợt dịch lần thứ 4 bùng phát ảnh hưởng rất nặng nề đến phát triển kinh tế đời sống sản xuất nông nghiệp khiến đứt gãy các chuỗi cung ứng. Ngoài ra, năm nay giá cả vật tư đầu vào cũng biến động gây khó khăn cho sản xuất trồng trọt, đặc biệt là phân bón thuốc bảo vệ thực vật. Các địa phương triển khai vụ Đông Xuân tiếp tục chủ động rau màu cây ăn quả vụ Đông bởi hiện nay đang là cơ hội giá rau màu đang ở mức cao, nhất là vào dịp cuối năm nhu cầu sẽ tăng cao không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu”.

Đỗ Hương

 

 

 

Vụ Đông xuân 2021-2022 ở miền Bắc đối mặt với rét và thiếu nước

(Chinhphu.vn) - Vụ Đông Xuân 2020- 2021 các tỉnh phía Bắc là một vụ sản xuất thắng lợi, đạt về năng suất, giá trị và lợi nhuận. Tuy nhiên vụ Đông Xuân 2021-2022 dự đoán sẽ gặp khó khăn hơn trong điều kiện dịch bệnh phức tạp và ảnh hưởng cực đoan của biến đổi của khí hậu.

Đây là thông tin được nêu tại Hội nghị “Đánh giá kết quả sản xuất năm 2021, triển khai sản xuất vụ đông xuân 2021-2022 các tỉnh phía Bắc” ngày 9/11 của Bộ NN&PTNT.

Vụ Đông Xuân 2020-2021, tổng diện tích gieo cấy vụ lúa tại các tỉnh phía Bắc ước đạt 1.087 nghìn ha, giảm khoảng 10 nghìn ha so với vụ cùng kỳ năm trước, diện

tích gieo cấy giảm do chuyển đổi sang các loại cây rau màu và mục đích phi nông nghiệp.

Năng suất lúa vụ Đông Xuân 2020-2021 ước đạt khoảng 64,2 tạ/ha (tăng 1,6 tạ/ha so với vụ Đông Xuân 2019-2020); về sản lượng lúa toàn miền Bắc vụ Đông Xuân 2020-2021 ước đạt 6,983 triệu tấn (tăng khoảng 104 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước).

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2020- 2021 các tỉnh phía Bắc là một vụ sản xuất thắng lợi, đạt về năng suất, giá trị và lợi nhuận do diện tích gieo cấy giống lúa chất lượng được mở rộng, ngoài ra chi phí đầu vào sản xuất năm nay giảm hơn so với năm trước (do giảm chi phí về bảo vệ thực vật, giảm chi phí công lao động do tăng cường áp dụng cơ giới hóa).

Đối với sản xuất lúa vụ Hè Thu, vụ Mùa 2021, diện tích gieo cấy lúa tại các tỉnh phía Bắc ước đạt 1,217 triệu ha (giảm khoảng 8 nghìn ha so với năm 2020); năng suất trung bình ước đạt 52,9 tạ/ha (tăng 1,4 tạ/ha so với năm 2020); sản lượng đạt 6,435 nghìn tấn (tăng 129 nghìn tấn so với năm 2020).

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, vụ Hè Thu, Mùa 2021, diện tích gieo cấy lúa giảm khoảng 8 nghìn ha, các vùng đều có diện tích gieo cấy, trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng giảm 7 nghìn ha, Trung du miền núi phía Bắc giảm khoảng 2 nghìn ha. Nguyên nhân do một số diện tích gieo cấy lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang cây rau màu, cây ăn quả lâu năm có hiệu quả kinh tế cao hơn và một phần diện tích đã chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp.

“Vụ Hè Thu, Mùa 2021 các địa phương đã ứng dụng tốt các biện pháp kỹ thuật như giống mới, biện pháp canh tác tổng hợp và công tác dự tính, dự báo, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời… đã làm năng suất lúa ở các trà, các vùng đều tăng so với cùng kỳ năm 2020”, ông Cường cho biết.     

Theo Cục trồng Trọt, vụ Đông Xuân 2021-2022 ở các tỉnh miền Bắc dự kiến là vụ phải đối mặt với nhiều khó khăn như: xu hướng rét đậm, rét hại trong mùa Đông xảy ra sớm, với tần suất mạnh. Nguồn nước đến các hồ chứa lớn và trên các lưu vực sông khu vực Bắc Bộ tiếp tục thiếu hụt từ 30% đến 50%, đặc biệt thiếu hụt tại vùng hạ lưu sông Lô và sông Hồng từ 60% đến 90%. Đáng lo ngại hiện vụ Đông Xuân 2021-2022 diễn ra trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn ra bất thường và có xu hướng gia tăng, cũng đặt ra thách thức của các vựa nông nghiệp khu vực phía Bắc.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: “Vụ Đông Xuân 2021-2022 ở các tỉnh miền Bắc cần lưu ý những diện tích nào không chủ động được nguồn nước thì cương quyết phải thực hiện chuyển đổi không trồng lúa bằng mọi giá. Do việc đổ ải không bằng những năm trước kết hợp với thời tiết lạnh khả năng sẽ dẫn đến hiện tượng ngộ độc hữu cơ, nghẹt rễ, cần phải làm đất kỹ và sớm hơn”.

Để vụ Đông Xuân 2021 – 2022 đạt hiệu quả, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đề nghị, các địa phương sớm xây dựng kế hoạch sản xuất lúa, màu vụ Đông xuân 2021 - 2022 và vụ Hè thu, vụ Đông của cả năm 2022.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh lưu ý, các đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương chủ động linh hoạt chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, bám sát sản xuất, tăng cường kiểm tra vật tư nông nghiệp. Tổ chức cày ải sớm ở nơi có điều kiện, mở rộng diện tích lúa chất lượng, đồng thời chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ , kỹ thuật trong hỗ trợ sản xuất vụ Đông xuân, sản xuất theo tín hiệu thị trường, có kế hoạch và sản xuất đảm bảo theo Viet Gap, hướng hữu cơ.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: “Dịch COVID-19 kéo dài, đặc biệt là đợt dịch lần thứ 4 bùng phát ảnh hưởng rất nặng nề đến phát triển kinh tế đời sống sản xuất nông nghiệp khiến đứt gãy các chuỗi cung ứng. Ngoài ra, năm nay giá cả vật tư đầu vào cũng biến động gây khó khăn cho sản xuất trồng trọt, đặc biệt là phân bón thuốc bảo vệ thực vật. Các địa phương triển khai vụ Đông Xuân tiếp tục chủ động rau màu cây ăn quả vụ Đông bởi hiện nay đang là cơ hội giá rau màu đang ở mức cao, nhất là vào dịp cuối năm nhu cầu sẽ tăng cao không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu”.

Đỗ Hương