Chung tay hành động để giảm rác thải nhựa đại dương |
Tổng cục đã có những đóng góp cụ thể gửi Nhóm chuyên gia mở rộng của Hội đồng môi trường Liên hợp quốc về rác thải nhựa đại dương và hạt vi nhựa; đồng thời tích cực tham gia thảo luận các thành tố quan trọng của một Thỏa thuận toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý. Và năm 2020 đã ghi nhận bước đột phá với hơn 80 quốc gia hiện đang kêu gọi một Thỏa thuận toàn cầu có tính ràng buộc. Mục tiêu thỏa thuận toàn cầu hướng đến là: (1) Giảm thiểu toàn diện rác thải nhựa bằng cách can thiệp các biện pháp chính sách, kỹ thuật theo mỗi khâu trong vòng đời của nhựa, đồng thời có chế độ báo cáo chặt chẽ; (2) Thiết kế, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nhựa một cách bền vững theo chuỗi giá trị của nhựa; (3) Quản lý bền vững theo mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế).
Có thể nói một Thỏa thuận toàn cầu do Hội đồng môi trường Liên hợp quốc khởi xướng sẽ đảm bảo cho việc thực hiện tốt hơn từ tất cả các quốc gia thành viên. Thỏa thuận nếu được thông qua sẽ đảm bảo rằng, đây không phải là gánh nặng đặt lên vai một số ít các nước phát thải lớn rác thải nhựa đại dương mà là một trách nhiệm chung toàn cầu. Thiết lập một hệ thống toàn cầu nhằm giám sát, xác minh và chia sẻ dữ liệu, cung cấp cơ sở khoa học về rác thải nhựa biển từ phạm vi quốc gia, khu vực đến toàn thế giới.
Vì Thỏa thuận toàn cầu là vấn đề lớn, có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực của đất nước nếu Việt Nam tham gia nên Tổng cục đã chủ động tham mưu để Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xem xét giao Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác có liên quan xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Đề án tham gia đàm phán xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương.
Vũ Phương Nhi